Những hình ảnh hiếm về 'một thời để nhớ' của thủ đô Hà Nội (P14)

25/06/2012 06:53
Vũ Vũ (Ảnh. Hpgrumpe)
(GDVN) - Những bức hình về Hà Nội xung quanh Hồ Tây, Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc rồi ra Hồ Thiền Quang... để nhớ về khung cảnh những năm 90 của Hà Nội, để thấy Hà Nội thay đổi nhưng vẫn giữ trong mình nét Hà Nội muôn đời.
Cổng Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ Quán mặt quay ra Hồ Tây. Ảnh chụp năm 1993.
Cổng Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ Quán mặt quay ra Hồ Tây. Ảnh chụp năm 1993.
Đền Quán Thánh,có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Ảnh chụp năm 1993.
Đền Quán Thánh,có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Ảnh chụp năm 1993.
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Ảnh chụp năm 1993.
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Ảnh chụp năm 1993.
Lưỡng long chầu nguyệt trên nóc Đền Quán Thánh. Ảnh chụp năm 1993.
Lưỡng long chầu nguyệt trên nóc Đền Quán Thánh. Ảnh chụp năm 1993.
Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý và từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 đời vua Lê Hy Tông thì đúc tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.
Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý và từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 đời vua Lê Hy Tông thì đúc tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.
Các em thiếu nhi tập võ trong sân Đền Quán Thánh.
Các em thiếu nhi tập võ trong sân Đền Quán Thánh.
Quanh hồ Trúc Bạch, 1993
Quanh hồ Trúc Bạch, 1993
Những em bé bán hàng rong quanh hồ Trúc Bạch, 1993.
Những em bé bán hàng rong quanh hồ Trúc Bạch, 1993.
Nhà dân bên hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc). Ảnh chụp năm 1991.
Nhà dân bên hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc). Ảnh chụp năm 1991.
Người dân đánh bắt cá bên hồ Thiền Quang. Trong bản đồ Hà Nội năm 1831 thì hồ có tên là Liên Thủy, rộng hơn hồ bây giờ: phía tây giáp phố Yết Kiêu ngày nay, phía đông ăn lấn vào vị trí phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc tới phố Trần Quốc Toản và phía nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Ảnh chụp năm 1991.
Người dân đánh bắt cá bên hồ Thiền Quang. Trong bản đồ Hà Nội năm 1831 thì hồ có tên là Liên Thủy, rộng hơn hồ bây giờ: phía tây giáp phố Yết Kiêu ngày nay, phía đông ăn lấn vào vị trí phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc tới phố Trần Quốc Toản và phía nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Ảnh chụp năm 1991.
Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang. Ảnh chụp năm 1991.
Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang. Ảnh chụp năm 1991.

Vũ Vũ (Ảnh. Hpgrumpe)