Những hình ảnh hiếm về 'một thời để nhớ' của thủ đô Hà Nội (P15)

26/06/2012 12:59
Vũ Vũ (Ảnh. Hpgrumpe)
(GDVN) - Dạo quanh Hồ Tây vào chùa Trấn Quốc cổ kính rồi ngược ra sông Hồng để đi lên cầu Long Biên qua chùm ảnh Hà Nội những năm 1990 vẫn còn đầy xúc cảm trong lòng những người yêu Hà Nội.
Một góc Hồ Tây. Ảnh chụp năm 1991.
Một góc Hồ Tây. Ảnh chụp năm 1991.
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Ảnh chụp năm 1991.
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Ảnh chụp năm 1991.
Vườn tháp trong Chùa Trấn Quốc. Ảnh chụp năm 1991.
Vườn tháp trong Chùa Trấn Quốc. Ảnh chụp năm 1991.
Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Ảnh chụp năm 1993.
Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Ảnh chụp năm 1993.
Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548) ở trên bãi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay), mang tên là Khai Quốc.
Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548) ở trên bãi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay), mang tên là Khai Quốc. 
Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, do bờ tả bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đã cho dời toàn bộ chùa về hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ Tây.
Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, do bờ tả bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đã cho dời toàn bộ chùa về hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ Tây.
Năm Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện. Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối thế kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông.
Năm Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện. Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối thế kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).Ảnh chụp 1993.
Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).Ảnh chụp 1993.
Cầu Long Biên nhìn từ phía cầu Chương Dương. Ảnh chụp năm 1991.
Cầu Long Biên nhìn từ phía cầu Chương Dương. Ảnh chụp năm 1991.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Ảnh chụp năm 1991.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Ảnh chụp năm 1991.
Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Đoàn tàu trên cầu Long Biên. Ảnh chụp năm 1991.
Đoàn tàu trên cầu Long Biên. Ảnh chụp năm 1991.
Những người chở gốm Bát Tràng vào nội thành.
Những người chở gốm Bát Tràng vào nội thành.
Sông Hồng cuộn đỏ dưới cầu Long Biên.
Sông Hồng cuộn đỏ dưới cầu Long Biên.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Một khu dân cư ven sông Hồng. Ảnh chụp năm 1991.
Vũ Vũ (Ảnh. Hpgrumpe)