Tiêm kích Việt Nam tại bảo tàng Mỹ

23/06/2012 09:29
Theo Đất Việt
Người Mỹ lưu giữ khá nhiều máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-19 và MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam trong các bảo tàng khắp đất nước này. Tuy nhiên, điều đáng nói là những máy bay này không phải là những tiêm kích từng phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Đó chỉ là những chiếc cùng loại, có thể được mua hoặc sưu tầm từ các nước Đông Âu, được sơn màu, phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, cách sơn máy bay và sơn phù hiệu không chính xác, tuy nhiên tất cả chúng đều được chú thích là máy bay tiêm kích Không quân Nhân dân Việt Nam.
Tiêm kích MiG-17PF (số hiệu 1186) sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng hàng không ở thành phố Sacramento (bang California). Biến thể MiG-17PF trang bị thêm một radar Izumzud, có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Tiêm kích MiG-17PF (số hiệu 1186) sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng hàng không ở thành phố Sacramento (bang California). Biến thể MiG-17PF trang bị thêm một radar Izumzud, có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 3020) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio).
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 3020) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio).
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 7469) tại Bảo tàng hàng không trong khuôn viên sân bay quốc tế King County (bang Washington).
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 7469) tại Bảo tàng hàng không trong khuôn viên sân bay quốc tế King County (bang Washington).
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 0327) trên boong phóng máy bay tàu sân bay USS Intrepid lớp Essex. Chiếc MiG-17 này thực chất do Ba Lan sản xuất, Lim 5. Năm 1966, USS Intrepid (CV-11) được điều động tới tham gia các chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam. Theo nguồn tin của Mỹ, một máy bay của USS Intrepid đã bắn hạ được MiG-17 của Việt Nam. Không rõ, liệu số hiệu trên máy bay có thực sự là của chiếc MiG bị bắn hạ.
Tiêm kích MiG-17F (số hiệu 0327) trên boong phóng máy bay tàu sân bay USS Intrepid lớp Essex. Chiếc MiG-17 này thực chất do Ba Lan sản xuất, Lim 5. Năm 1966, USS Intrepid (CV-11) được điều động tới tham gia các chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam. Theo nguồn tin của Mỹ, một máy bay của USS Intrepid đã bắn hạ được MiG-17 của Việt Nam. Không rõ, liệu số hiệu trên máy bay có thực sự là của chiếc MiG bị bắn hạ.
MiG-17F (số hiệu 2047) trưng bày tại bảo tàng hàng không – không quân Mỹ đặt gần căn cứ không quân Robin (thành phố Houston, bang Georgia). MiG-17F 2047 là chiếc máy bay tiêm kích mà Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy B đã lái oanh tạc tàu khu trục Mỹ ngày 19/4/1972. Hiện nay, "bản gốc" chiếc 2047 được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam.
MiG-17F (số hiệu 2047) trưng bày tại bảo tàng hàng không – không quân Mỹ đặt gần căn cứ không quân Robin (thành phố Houston, bang Georgia). MiG-17F 2047 là chiếc máy bay tiêm kích mà Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy B đã lái oanh tạc tàu khu trục Mỹ ngày 19/4/1972. Hiện nay, "bản gốc" chiếc 2047 được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân Việt Nam.
MiG-17F (số hiệu 46) tại Bảo tàng Không quân Mighty Eighth (bang Georgia). Tuy được sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam, nhưng chiếc MiG-17F này lại đánh số hiệu không giống với kiểu đánh số Việt Nam.
MiG-17F (số hiệu 46) tại Bảo tàng Không quân Mighty Eighth (bang Georgia). Tuy được sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam, nhưng chiếc MiG-17F này lại đánh số hiệu không giống với kiểu đánh số Việt Nam.
MiG-19 (số hiệu 0138) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio). Lưu ý, cách sơn phù hiệu Không quân ở đuôi máy bay không chính xác. Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với MiG-17, Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô một số lượng nhỏ tiêm kích MiG-19. Đây là loại tiêm kích đầu tiên của Liên Xô đạt vận tốc siêu thanh, hỏa lực có pháo và tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13.
MiG-19 (số hiệu 0138) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio). Lưu ý, cách sơn phù hiệu Không quân ở đuôi máy bay không chính xác. Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với MiG-17, Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô một số lượng nhỏ tiêm kích MiG-19. Đây là loại tiêm kích đầu tiên của Liên Xô đạt vận tốc siêu thanh, hỏa lực có pháo và tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13.
MiG-21F13 (số hiệu 5063) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio). MiG-21F13 có lẽ biến thể đầu tiên của dòng tiêm kích MiG-21 được Liên Xô viện trợ cho Không quân Nhân dân Việt Nam kể từ cuối năm 1965.
MiG-21F13 (số hiệu 5063) tại Bảo tàng Không quân Mỹ nằm trong khuôn viên căn cứ không quân Wright – Patterson (bang Ohio). MiG-21F13 có lẽ biến thể đầu tiên của dòng tiêm kích MiG-21 được Liên Xô viện trợ cho Không quân Nhân dân Việt Nam kể từ cuối năm 1965.
MiG-21F13 trang bị một pháo NR-30 cỡ 30mm (30 viên đạn) ở bên phải thân máy bay và 2 giá treo tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13.
MiG-21F13 trang bị một pháo NR-30 cỡ 30mm (30 viên đạn) ở bên phải thân máy bay và 2 giá treo tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13.
Biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM (số hiệu 4054) tại Bảo tàng hàng không Cavanaugh (bang Texas). Ngày nay, những chiếc MiG-21UM vẫn hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM (số hiệu 4054) tại Bảo tàng hàng không Cavanaugh (bang Texas). Ngày nay, những chiếc MiG-21UM vẫn hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Theo Đất Việt