Trung Quốc: vị thế nước lớn phụ thuộc động cơ máy bay

25/06/2012 06:01
Việt Dũng (nguồn báo Quang Minh)
(GDVN) - Viện sĩ khoa học Trung Quốc cho là không phát triển được động cơ máy bay sẽ không tương xứng với vị thế nước lớn và an ninh quốc gia của nước này.
Động cơ sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hiện nay của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Nga.
Động cơ sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hiện nay của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Nga.

Ngày 21/6, mạng Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga dẫn lời Từ Kiến Trung, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý nóng, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, trong 5 nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ có Trung Quốc chưa có khả năng độc lập tự nghiên cứu chế tạo ra động cơ hàng không hiện đại, điều này không tương xứng với vị thế nước lớn và an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Nhưng, Trung Quốc chỉ cần tập trung sức mạnh ưu thế quốc gia, tiến hành nghiên cứu cơ bản mang tính sáng tạo và nghiên cứu phát triển công nghệ then chốt, sẽ có hy vọng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển động cơ.

Theo báo Nga, ông Từ Kiến Trung nhấn mạnh, động cơ là tâm của máy bay, công nghệ chế tạo động cơ là một trong những tiêu chí quan trọng cho trình độ khoa học kỹ thuật quốc gia và sức mạnh quân sự. Hiện nay, các nước phát triển nghiêm cấm chuyển nhượng cho nước ngoài công nghệ sản xuất chính của động cơ hàng không, thậm chí nội bộ các nước phương Tây cũng không ngoại lệ.

Trong tình hình đó, mặc dù Trung Quốc đã có những đóng góp trong nghiên cứu phát triển động cơ hàng không, nhưng về tổng thể, công nghệ gốc trong lĩnh vực này của Trung Quốc còn quá ít, còn có khoảng cách tương đối lớn với trình độ công nghệ động cơ hàng không thế giới.

Động cơ WS-10 do Trung Quốc tự sản xuất.
Động cơ WS-10 do Trung Quốc tự sản xuất.

Để nghiên cứu phát triển động cơ có tính năng cao, khi tổ chức nghiên cứu phát triển các chương trình tương tự, cần phải nhận thức sâu sắc đặc điểm về khoa học công nghệ của nó, dù sao động cơ hàng không là công nghệ cao mang tính tổng hợp đan xen của giữa nhiều công nghệ, cần đồng thời giải quyết một loạt vấn đề công nghệ phức tạp.

Theo báo Nga, Từ Kiến Trung cho rằng, nghiên cứu phát triển động cơ hàng không của Trung Quốc được khởi đầu từ việc sao chép có giới hạn các hàng mẫu của nước ngoài.

Hơn 60 năm từ khi thành lập nước đến nay, công nghiệp nghiên cứu chế tạo động cơ của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ rất lớn trên các phương diện tiến hành sao chép hàng mẫu của nước ngoài, sản xuất, cải tiến, làm dịch vụ bảo trì; từ đó đã sản xuất được vài chục loại với gần 60.000 động cơ.

Một số kỹ sư Trung Quốc như Viện sĩ Ngô Trọng Hoa, Sư Xương Tự, nhà thiết kế Ngô Đại Quan của Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, đã có những đóng góp quan trọng cho chế tạo động cơ hàng không Trung Quốc.

Vì vậy, mặc dù Trung Quốc còn có khoảng cách tương đối lớn so với nước ngoài trên lĩnh vực nghiên cứu phát triển động cơ hàng không, nhưng chỉ cần tập trung sức mạnh ưu thế quốc gia, tiến hành nghiên cứu cơ bản mang tính sáng tạo và nghiên cứu phát triển công nghệ then chốt, đặc biệt là phát triển công nghệ sáng tạo mang tính “lật đổ”, khoảng cách này sẽ có hy vọng nhanh chóng thu hẹp.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Quang Minh)