Sinh viên Ngoại thương vẫn là... số 1

27/06/2012 13:11
Độc giả Thành Lê
(GDVN) - Công bằng mà nói, người giỏi có quyền tự kiêu ở một chừng mực nào đó, cốt sao nó đừng biến thành "ngạo mạn" là được. Tôi cho rằng hành động của một số ít sinh viên Ngoại thương không lấy gì làm quá đáng để dư luận phải ồn ào đến vậy.
LTS: Khi câu chuyện “ngàn đô” đã tạm lắng xuống thì mới đây, mẩu quảng cáo tuyển dụng của một công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội với tuyên bố: "Do một số yếu tố, chúng tôi không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương" tiếp tục khơi dậy những tranh cãi gay gắt. Ngay sau đó, Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam nhận được rất nhiều phản hồi của sinh viên các trường Đại học khác "chê trách" sinh viên ĐH Ngoại thương. Ở chiều ngược lại, sinh viên Ngoại thương đã lên tiếng giải thích rằng đa phần không "chảnh, không đòi hỏi lương "ngàn đô". Sau đây là quan điểm của độc giả Thành Lê, một trong những quan điểm ủng hộ sinh viên ĐH Ngoại thương.
Khi nhận được thông tin này, cảm giác đầu tiên của tôi là vô cùng bức xúc. Nhận định trên đã quy chụp sinh viên Ngoại thương, phản ánh không chính xác thực trạng của sinh viên Ngoại thương khi đi làm. Hơn nữa, nhà tuyển dụng từ chối các bạn chỉ là thiểu số, rất nhiều nhà tuyển dụng vẫn săn đón nhân nhân tài từ một trong những ngôi trường danh giá nhất Việt Nam, đó là các sinh viên Ngoại thương. Đó là lý do để chúng tôi cố gắng không ngừng.


Doanh nghiệp ghi chú không tuyển dụng sinh viên Ngoại thương
Doanh nghiệp ghi chú không tuyển dụng sinh viên Ngoại thương

Đa phần sinh viên Ngoại thương đều tự tin, bởi các bạn là niềm tự hào của mỗi gia đình, của thầy cô khi đã cố gắng nỗ lực để vượt vũ môn, bước vào một trong những ngôi trường danh giá của Việt Nam. Hơn thế, với số lượng sinh viên ít ỏi, họ có cơ hội cọ xát với rất nhiều hoạt động, điều này làm tăng tính linh hoạt và ứng biến của sinh viên Ngoại thương, kỹ năng sống rất cần thiết cho công việc trong tương lai. Có thể nói học tập trong ngôi trường Ngoại thương chúng tôi đã được trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng để có tâm thế hòa nhập, tự tin vào cuộc sống hiện đại.


Rồi thầy N cũng sẽ có kết cục

Rồi thầy N cũng sẽ có kết cục "bi thảm" như thầy Khoa

Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia sai, nhưng không thể sửa?

Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia sai, nhưng không thể sửa?

Sinh viên Ngoại thương: Chưa hết chảnh lại đòi lương sốc?

Sinh viên Ngoại thương: Chưa hết chảnh lại đòi lương sốc?

Tôi còn nhớ, khi bắt đầu vào trường Ngoại thương, tôi cảm thấy mình thật may mắn và tự hào vì được học trong một môi trường tốt như vậy. Đây cũng là trường được xem là "Harvard của Việt Nam" - một trong những trường Đại học hàng đầu ở lĩnh vực đào tạo kinh tế, với điểm tuyển sinh hàng năm vào loại "top ten". Cho nên cũng chẳng có gì lạ khi có giáo viên của trường nói với sinh viên rằng “Các em đang là những gì tinh túy nhất của nền giáo dục Việt nam khi bước vào ĐH Ngoại thương". Đó là sự thật, chứ chẳng phải khoe khoang gì cả.
Đó không phải chỉ là nhận định của nội bộ trường, mà số đông mọi người đều cho rằng, trong các trường thuộc khối kinh tế ở Việt Nam, ĐH Ngoại thương là trường được đánh giá cao nhất. Hãy thử so sánh với sinh viên các trường khác, bạn sẽ thấy một sự vượt trội hơn hẳn, cả về tri thức, cách giao tiếp lẫn cung cách ứng xử.

Tôi có nhiều bạn học ở các trường khác, nói chung là cũng mấy trường khá, Kinh tế Quốc dân, Tài chính, Bách khoa... Nhưng mà nói thật là khi trò chuyện với các bạn ấy thì mới hiểu được là vì sao trường mình vẫn là đẳng cấp. Đi làm rồi mới thấy đấy là sự thật chứ không phải tự khen mình, chê người. Các bạn ấy có giỏi thật nhưng chỉ chuyên tâm vào được một công việc, ví dụ học giỏi thì tri thức xã hội lại kém, học giỏi lý thuyết nhưng chưa hẳn thực tế đã rành. Sinh viên Ngoại thương thì mặt bằng chung rất toàn diện. Thật tự hào vì sinh viên Ngoại thương so với khối kinh tế thì học giỏi tiếng anh nhất và nếu so với khối ngoại ngữ thì cũng giỏi kinh tế nhất.

Công bằng mà nói thì sinh viên Ngoại thương nhiều bạn rất giỏi, tự tin. Trong trường, sinh viên Ngoại thương đều thể hiện những phẩm chất tốt, giỏi, luôn biết được năng lực của mình để có thể đàm phán lương cao với các nhà tuyển dụng. Khi ra trường, sinh viên Ngoại thương có thể làm được ở nhiều vị trí trong một nền kinh tế đang thời kỳ hội nhập như Việt Nam. Đó là các ngành nghề: bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, kiểm toán, kinh doanh. Bên cạnh đó các bạn cũng rất thành đạt trong các lĩnh vực nghệ nghệ thuật, xã hội. Có rất nhiều công ty lớn về xuất nhập khẩu lớn khi tuyển dụng vẫn dành sự ưu tiên cho sinh viên Ngoại thương, nếu chỉ xét về mức độ đòi hỏi lương bổng và môi trường làm việc để quy chụp sinh viên Ngoại thương “chảnh” mà từ chối tuyển dụng thì doanh nghiệp đã bỏ sót đi nhiều ứng viên đầy tiềm năng.

Bên cạnh đó, sinh viên Ngoại thương còn có tính cầu thị và ham học hỏi. Điều đó mang ý nghĩa tích cực. Tôi không hề thấy sinh viên Ngoại thương kiêu ngạo và chưa thấy ai đến mức "chảnh". Bản thân tôi thì không dám "chảnh" vì tự biết mình không có gì để mà "chảnh". Hơn nữa, "chảnh" mà kiếm ra nhiều tiền cho công ty thì "chảnh" cũng được. Nếu bất tài, chả làm được gì cho công ty thì mới đáng nói. Ngày xưa, có một thầy giáo từng nói với tôi rằng "bạn giỏi thì bạn có quyền kiêu, nhiều người vẫn thích, còn hơn là bạn không thể kiêu nổi".

Giả sử có bạn nào đó học Ngoại thương rồi "chảnh" thì chắc đó cũng chỉ là số ít thôi. Hoặc là các bạn đó khi đi tuyển dụng thấy công ty chưa "xứng tầm" với năng lực của mình, nên thành ra có "lỡ lời". Từ cái sự "lỡ lời" ấy mà bị người ta ghen ghét, đố kỵ. Sinh viên Ngoại thương hầu hết có năng lực vượt trội, không thích hợp với môi trường làm việc đó hoặc không có kinh nghiệm tuyển dụng nên tự đưa ra mức lương khủng để nhà tuyển dụng gạt mình ra. Nói thật, với các bạn kể cả sinh viên bất cứ trường nào đi chăng nữa và dù có năng động đến mấy bạn cũng không thể làm việc tốt ngay tại một môi trường mà lần đầu tiên bạn bước chân vào. Cái gì cũng cần có thời gian và thử thách. Và nếu như môi trường làm việc không cho mình cảm giác thoải mái thì..."nhảy" việc cũng là một điều dễ hiểu thôi.

Công bằng mà nói, người giỏi có quyền tự kiêu ở một chừng mực nào đó (khi đó ta gọi là "kiêu hãnh"), cốt sao nó đừng biến thành "ngạo mạn" là được. Tôi cho rằng hành động của một số ít sinh viên Ngoại thương không lấy gì làm quá đáng để dư luận phải ồn ào đến vậy.


Không biết từ khi nào, trên các diễn đàn đã tồn tại một câu "ĐH Ngoại thương được mệnh danh là Harvard Việt Nam"
Không biết từ khi nào, trên các diễn đàn đã tồn tại một câu "ĐH Ngoại thương được mệnh danh là Harvard Việt Nam"


Bất kỳ sinh viên của trường nào nếu có thực lực, hoài bão và chí cầu tiến cũng đều có quyền thỏa thuận để có được mức lương xứng đáng. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của một sinh viên trên diễn đàn đã nói, trước đây 1000 USD thì nghe có vẻ to chứ bây giờ cũng chẳng ăn thua gì. Cái lúc bão giá thế này tiêu vèo cái là hết xiền. Học hành kham khổ, phấn đấu cật lực thì 1000 USD có gì mà khó khăn. Quanh mình có rất nhiều anh chị bạn bè lương hơn ngàn đô mỗi tháng, thậm chí đến ba ngàn. Thời buổi này làm việc cho các công ty nước ngoài thì mức lương 1000 USD là hoàn toàn có cơ sở.

Các doanh nghiệp mình cứ giữ những định kiến như vậy thì nhân tài sẽ chạy qua các công ty nước ngoài hết. Mà thực tế đã và đang như thế. Đó là một điều đáng buồn. Khi không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên thì hiện tượng "chảy máu chất xám" là điều đương nhiên.

Nếu ai đó "ném đá" trường các bạn, chính các bạn sẽ tự vệ như một việc bản năng thôi. Ai cũng có niềm tự hào của riêng mình, sinh viên Ngoại thương luôn tồn tại về một ngôi trường chứa nhiều điều thiêng liêng này. Hãy nhìn những việc sinh viên Ngoại thương làm chứ đừng nghe ngóng và phán xét từ phía dư luận: "Trăm nghe không bằng một thấy".

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lá thư cảm động của một giáo viên sau vụ quay cóp ở trường Đồi Ngô

Chùm ảnh: Ký ức một thời lớp học trong kháng chiến 

"Chưa bao giờ nền giáo dục kém và đáng xấu hổ thế này"

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P10)

Những hình ảnh "ấn tượng" chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 12


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Thành Lê