Sinh viên ngoại thương cũng có dăm bảy đường

30/06/2012 16:45
Độc giả Nguyễn Thành Trung
(GDVN) - Điều làm nên bản sắc của một ngôi trường giống như "gen di truyền" được di duy trì và phát huy từ đời này sang đời khác. Thiểu số không thể làm nên bản sắc của một ngôi trường. Vì vậy, nhận định sinh viên của Trường Ngoại thương "chảnh" là suy nghĩ thiển cận.
LTS: Một mẩu đăng tin quảng cáo tuyển dụng của một công ty xuất nhập khẩu (không ghi rõ công ty nào) đã chú thích: Không tuyển sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Ngoại Thương. Điều này nghe có vẻ rất phi lý vì đại học Ngoại Thương chính là “cái nôi” cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của cả nước. Mẫu quảng cáo này ban đầu được lan truyền trong cộng đồng nội bộ sinh viên Ngoại thương, sau đó "nổi sóng" khắp cộng đồng mạng với rất nhiều khen chê. Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư của độc giả Nguyễn Thành Trung (Sinh viên Đại học Ngoại thương) về vấn đề này:
Đã có nhiều làn sóng trái chiều về việc này. Là một độc giả quan tâm đến giáo dục, không bênh vực cho Ngoại thương hay bất cứ trường nào, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ mang tính chất khách quan của mình về vấn đề này.

Ảnh chụp từ clip Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"
Ảnh chụp từ clip Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"


Chắc hẳn ai cũng biết, Trường Đại học Ngoại thương từ xưa đã có điểm đầu vào rất cao. Điều này cho thấy, Ngoại thương đã thành công trong việc chọn lựa được những nhân tài của đất nước. Sống và học tập trong môi trường toàn người giỏi đã là một điều đáng tự hào đối với tất cả sinh viên Ngoại thương. 

Hoạt động bề nổi của Trường Ngoại thương khá sôi nổi. Sinh viên Ngoại thương không chỉ học trên lớp mà trong quá trình giảng dạy thầy cô còn tạo điều kiện cho các sinh viên trau dồi và rèn luyện về kĩ năng mềm, làm việc nhóm, thuyết trình trước lớp. Ngoài ra, sinh viên còn có thể chọn cho mình môi trường để phát triển và thể hiện bản thân trong các câu lạc bộ, các hoạt động xã hội được tổ chức thường xuyên. Điều này giúp sinh viên cọ xát và có vốn hiểu biết thực tế. 

Sinh viên Ngoại Thương: Bọn em không

Sinh viên Ngoại Thương: Bọn em không "chảnh" nhưng có quyền kiêu hãnh

Sinh viên ĐH Ngoại thương chảnh thì...cạp đất ra mà ăn

Sinh viên ĐH Ngoại thương chảnh thì...cạp đất ra mà ăn

Bằng chứng là sau khi ra trường sinh viên Ngoại thương không chỉ thành đạt trong các lĩnh vực kinh doanh mà còn thành công vượt trội trong các lĩnh vực xã hội, nghệ thuật. MC Anh Tuấn, người dẫn chương trình quen thuộc trên truyền hình cũng là cựu sinh viên ĐH Ngọai thương. Khởi đầu là Hoa khôi của Đại học Ngoại thương, giờ đây Á hậu Việt Nam - Nguyễn Thụy Vân đã là một người đẹp ấn tượng trong lòng công chúng. Và còn rất nhiều các tấm gương điển hình khác.
Tại Trường ĐH Ngoại thương còn có Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương. Hội lập ra với mục đích cùng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp trong hoạt động chuyên môn, đóng góp vào sự phát triển của trường, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khao học với thực tiễn của ngành và các doanh nghiệp. Trong Hội chủ yếu là những cá nhân đã rất thành đạt. Như ông Phan Thế Ruệ, Thứ trưởng thường trực Bộ thương mại, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại... Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ mình giỏi hơn các bạn ở trường khác. Xét về mặt ngoại ngữ, tôi luôn đánh giá cao các bạn sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Hà Nội… Về kiến thức Kinh Tế, tôi đánh giá cao các bạn Trường Học viện Tài chính, Trường Kinh tế Quốc dân... Còn về các lĩnh vực nghệ thuật, xã hội lại có những môi trường đào tạo chuyên ngành khác. Ai cũng có sở trường riêng và đeo đuổi đam mê của mình. Thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng là tài giỏi rồi. Đối với tôi một thợ thủ công vô danh nhưng họ tạo nên những tác phẩm có giá trị thì họ cũng xứng đáng được coi là giỏi. Là sinh viên Ngoại thương, tôi chỉ dám nhận mình "rành" trong lĩnh vực của mình mà thôi. 
Sinh viên Ngoại thương lên tiếng sau Scandal
Sinh viên Ngoại thương lên tiếng sau Scandal
Vậy có cớ gì các bạn chê chúng tôi chỉ dựa vào phát ngôn của một sinh viên nào đó còn non trẻ, dại dột và một thông tin tuyển dụng không rõ thông tin để phán xét toàn bộ về sinh viên trường Ngoại thương. Đó là những nhận định hết sức phiến diện. Chúng tôi không hề "chảnh", chúng tôi cũng xuất phát từ những người con của quê hương nghèo, khát khao vào ngôi trường Ngoại thương mơ ước. Chúng tôi không láo hỗn với thầy cô, không lừa đảo bạn bè, không coi thường người khác, không làm gì trái với giá trị đạo đức mà bị coi là "chảnh", mà bị lên án, bị phân biệt đối xử như vậy sao?

Bởi ở bất cứ tập thể nào cũng có người xấu, người tốt, người hay, người giở. Trong môi trường giáo dục của Ngoại thương vẫn có những sinh viên học dốt, đạo đức kém, ra trường không có việc làm. Trong một gia đình, có một người con hư thì ta không thể quy chụp gia đình đó vô giáo dục được. Trong một lớp học, có học sinh lưu ban ta cũng không thể nhận định đó là lớp học kém được. Đừng đem chúng tôi ra bàn luận khi các bạn không hiểu về chúng tôi, đừng áp đặt cho chúng tôi những suy nghĩ của các bạn. 

Hơn nữa, điều làm nên bản sắc của một ngôi trường giống như "gen di truyền" được di duy trì và phát huy từ đời này sang đời khác. Thiểu số không thể làm nên bản sắc của một ngôi trường. Vì vậy, nhận định sinh viên của trường Ngoại thương "chảnh" là suy nghĩ thiển cận.

Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam?

Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam?

Scandal

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Cụ thể, có những cá nhân tại Ngoại thương nói một cách quá đà gây hiểu nhầm trong dư luận. Ví dụ một sinh viên đòi lương trên 1000 USD, nhưng đó không phải đại bộ phận toàn bộ sinh viên trong trường. Đồng ý có người lương 1000 USD không làm, nhưng có sinh viên 100 USD cũng làm. Các bạn ấy coi trọng việc tích lũy kinh nghiệm hơn là việc lương cao hay thấp. Vì vậy, việc cho rằng toàn bộ cộng đồng sinh viên Ngoại thương là "chảnh" sẽ gây ra cái nhìn không tích cực, vô hình đẩy sinh viên Ngoại thương xa rời cộng đồng sinh viên chung. Trong thời gian dài sẽ tạo sự bất đồng giữa sinh viên các trường. Đó là điều hoàn toàn không nên.
Một vấn đề luôn có hai mặt, khi đưa ra bất cứ một nhận định nào cũng nên nhìn nhận từ hai chiều. Trong sự việc này, đừng nên chỉ trách sinh viên Ngoại thương mà nên nhìn nhận lại cả doanh nghiệp giấu tên kia. Họ từ chối sinh viên Ngoại thương chứng tỏ họ không có khả năng cung cấp môi trường làm việc cũng như không có đầy đủ điều kiện làm dành cho nhân viên của mình.

Nếu tôi là giám đốc doanh nghiệp, tôi sẽ chấp nhận lời đề nghị tiền lương của người xin việc. Đổi lại, nhân viên của tôi phải mang về cho công ty mỗi tháng phải nhiều hơn số tiền lương họ nhận. Làm việc tốt sẽ được trả lương tốt là chuyện đương nhiên. Nếu nhân viên không làm được thì hãy đánh giá, còn nhà tuyển dụng không chấp nhận họ thì cũng đừng ghi chú trên một đơn tuyển dụng là "Không tuyển sinh viên Ngoại thương" như vậy, dễ gây phản cảm. Các nhà tuyển dụng hãy đánh giá sinh viên theo công việc của họ chứ không phải do phát ngôn ban đầu như vậy.

Các bạn sinh viên Ngoại thương cũng đừng vì lý do này mà thấy buồn. Bản thân tôi cho rằng, những công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia sẽ không bao giờ từ chối nhân viên theo cách "nông dân" này. Các bạn sinh viên hãy tự tin, bỏ qua con cá nhỏ để giành lấy con cá lớn. Đó là những bước đi thông minh.
Theo tôi, khi là sinh viên của bất kì trường đại học chất lượng và danh tiếng nào các bạn đều có quyền tự hào, bản thân tôi cũng thế. Hi vọng những độc giả đọc xong sẽ có cách nhìn khác khi đánh giá một vấn đề nào đó. Các bạn sinh viên Ngoại thương, hãy quan sát, lắng nghe và tìm cách vượt khó. Ai có thực lực sẽ sống sót và tìm được chỗ đứng. Sinh viên Ngoại thương luôn có câu: "Nói thì phải làm". Chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy nhưng không hề đơn giản chút nào. Nhưng tôi tin với bản lĩnh người Ngoại thương sẽ vượt lên tất cả.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lá thư cảm động của một giáo viên sau vụ quay cóp ở trường Đồi Ngô

Chùm ảnh: Ký ức một thời lớp học trong kháng chiến 

"Chưa bao giờ nền giáo dục kém và đáng xấu hổ thế này"

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P10)

Những hình ảnh "ấn tượng" chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 12


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Nguyễn Thành Trung