Thủ khoa ĐH Ngoại Thương: "SV Ngoại thương không được thi lại..."

02/07/2012 06:30
Thu Hòe (Thực hiện)
(GDVN) - "Ở Ngoại thương, sinh viên không được thi lại mà chỉ được học lại khi điểm trung bình môn thấp. Việc sinh viên học lại để cải thiện điểm là chuyện bình thường, còn việc sinh viên nợ điểm và không thể ra trường đúng hạn thì em không rõ, có lẽ là hiếm khi xảy ra", Lê Cao Nguyên, Thủ khoa đầu vào ĐH Ngoại thương 2011 chia sẻ.
Thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại Thương năm 2011 Lê Cao Nguyên đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam trước những thông tin trái chiều về việc sinh viên Ngoại thương bị nhà tuyển dụng chê “chảnh”, sinh viên Ngoại thương tự nhận trường mình là Havard Việt Nam, gây xôn xao dư luận những ngày qua.- Cao Nguyên thân mến! Là sinh viên ĐH Ngoại thương, đặc biệt lại là thủ khoa đầu vào năm 2011 của trường, Cao Nguyên đón nhận những thông tin sinh viên Ngoại thương bị các nhà tuyển dụng chê là “chảnh” với tâm trạng thế nào?Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Em biết đến những thông tin về việc sinh viên Ngoại thương bị các nhà tuyển dụng chê là “chảnh” thông qua Facebook và các trang báo điện tử. Ban đầu em không quan tâm lắm vì cho rằng đó chỉ là một công ty cá biệt nào đó không tuyển dụng sinh viên Ngoại thương, nhưng khi báo chí vào cuộc và nhiều thông tin về việc này xuất hiện trên Facebook thì em bắt đầu quan tâm hơn và em không đồng tình với việc quy chụp tất cả sinh viên Ngoại thương đều “chảnh” như vậy.
Thủ khoa đầu vào ĐH Ngoại thương năm 2011 Lê Cao Nguyên
Thủ khoa đầu vào ĐH Ngoại thương năm 2011 Lê Cao Nguyên 
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

- Sau 1 năm học tập trong môi trường ĐH Ngoại thương, Cao Nguyên có nhận xét gì về chính ngôi trường của mình?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Chất lượng đào tạo của trường ĐH Ngoại thương nhìn chung là tốt và trường vẫn xứng đáng là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam. Hầu hết các giảng viên mà em học đều dạy tốt và có trình độ chuyên môn cao. Một số lớp có chương trình học khá nặng do việc chuyển một số môn học từ năm 2 sang năm 1.- Cao Nguyên nghĩ gì về “cái tôi” của sinh viên ĐH Ngoại thương? Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Việc đỗ vào Ngoại thương, một trường đại học hàng đầu Việt Nam với điểm chuẩn đầu vào rất cao là niềm tự hào của mọi sinh viên chúng em. Nhưng không phải vì vậy mà cho rằng mình giỏi hơn sinh viên của các trường khác và đặt yêu sách đối với nhà tuyển dụng. Em tin rằng đa số sinh viên Ngoại thương đều không có cách nghĩ như vậy. Mặc dù là thủ khoa của trường ĐH Ngoại thương nhưng em biết rằng mình vẫn phải cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình và em không nghĩ đến việc ra trường sẽ nhận được mức lương cao.
- Gần đây dư luận xôn xao trước những phát ngôn của một số sinh viên ĐH Ngoại thương như: “Sinh viên Ngoại thương ra trường lương dưới 1000 USD không làm”; “giỏi thì có quyền chảnh”; “giỏi thì có quyền đòi hỏi cao", "Ngoại thương là Harvard Việt Nam"... Cao Nguyên suy nghĩ gì về những phát ngôn này?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Câu nói “Sinh viên Ngoại thương ra trường lương dưới 1000 USD không làm” là của một bạn sinh viên năm nhất ở cơ sở 2-TPHCM của ĐH Ngoại thương. Có lẽ bạn ấy chưa được chín chắn lắm nên mới phát ngôn như vậy và bạn ấy cũng đã xin lỗi về lời nói của mình rồi. Hai câu còn lại thì em chưa nghe thấy bao giờ. Em cho rằng một người biết suy nghĩ sẽ không bao giờ phát ngôn như thế.- Có nhiều ý kiến cho rằng, sinh viên Ngoại Thương đang quá tự hào về khả năng của bản thân và hào quang của ngôi trường có điểm đầu vao cao nhất nhì cả nước. Sinh viên Ngoại thương sau khi tốt nghiệp đi xin việc như bước trên mây khi đã tự định giá bản thân rất cao trong khi sinh viên mới ra trường cần hơn là một môi trường để làm việc tốt để học hỏi kinh nghiệm, chứng tỏ bản thân thay vì đòi hỏi một mức thu nhập cao ngay từ lúc mới bắt đầu. Cao Nguyên nhận xét sao về điều này?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên
: Theo em, mọi sinh viên Ngoại thương đều có quyền tự hào về bản thân khi được học tại một trường ĐH thuộc tốp đầu ở Việt Nam, nhưng không phải vì thế mà đánh giá bản thân quá mức. Sinh viên Ngoại thương cũng như sinh viên các trường khác có người giỏi, có người bình thường. Những sinh viên giỏi thì có quyền được yêu cầu mức lương phù hợp với khả năng, nhưng em cho rằng hầu hết sinh viên Ngoại thương mới ra trường đều chọn một công việc có mức thu nhập vừa phải để học hỏi kinh nghiệm và làm quen với môi trường làm việc ở công ty. Theo em, ý kiến trên không đúng với hầu hết sinh viên ĐH Ngoại Thương.

Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam?

Chê cả Bách Khoa lẫn Kinh tế... ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam?

Sinh viên Ngoại thương vẫn là... số 1

Sinh viên Ngoại thương vẫn là... số 1

Sinh viên Ngoại thương: Chưa hết chảnh lại đòi lương sốc?

Sinh viên Ngoại thương: Chưa hết chảnh lại đòi lương sốc?

- Nếu thực tâm đánh giá thì các ngành đào tạo của Ngoại thương có phải là số 1 ở Việt Nam không?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Không thể phủ nhận rằng, các ngành đào tạo chủ lực như: kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế thì trường ĐH Ngoại thương vượt trội hơn so với các trường khác (trường có hơn 50 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo chuyên ngành kinh tế đối ngoại). Còn với các chuyên ngành khác thì chất lượng đào tạo của trường cũng tốt so với mặt bằng chung của các trường đại học khối ngành kinh tế.
- Cao Nguyên cho rằng sinh viên Ngoại thương có thế mạnh gì nổi trội so với sinh viên trường khác?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Trường ĐH Ngoại thương ngoài chất lượng đào tạo tốt còn có rất nhiều các câu lạc bộ với nhiều hoạt động sôi nổi, cho nên sinh viên Ngoại Thương không chỉ học giỏi mà còn rất năng động, sáng tạo.- Ở Ngoại thương có sinh viên phải thi lại, học lại không? Có sinh viên nào nợ điểm và không thể ra trường đúng hạn không?Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Ở Ngoại thương, sinh viên không được thi lại mà chỉ được học lại khi điểm trung bình môn thấp. Việc sinh viên học lại để cải thiện điểm là chuyện bình thường, còn việc sinh viên nợ điểm và không thể ra trường đúng hạn thì em không rõ, có lẽ là hiếm khi xảy ra.- Việc có một số nhà tuyển dụng “quay lưng” với sinh viên Ngoại thương, Cao Nguyên có nghĩ đây là một tín hiệu xấu cho tương lai của sinh viên Ngoại thương và là yếu tố ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Việc có một số nhà tuyển dụng “quay lưng” với sinh viên Ngoại thương quả thật đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín nhà trường. Theo em, không thể vì một số cá nhân mà quy chụp rằng tất cả sinh viên Ngoại thương đều “chảnh”. Sinh viên Ngoại thương xứng đáng được tuyển dụng một cách bình đẳng như sinh viên các trường khác.
Mẩu thông báo tuyển dụng từ chối tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại thương
Mẩu thông báo tuyển dụng từ chối tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại thương

- Là thủ khoa của một trường ĐH danh tiếng đã bao giờ Cao Nguyên nghĩ đến việc sau khi ra trường đi làm sẽ đòi hỏi một mức thù lao “khủng” ngay từ đâu?
Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Em chưa bao giờ nghĩ đến một mức lương "khủng" ngay khi mới ra trường và em cho rằng sinh viên khi mới ra trường nên bắt đầu với một công việc có mức lương vừa phải để trau dồi kinh nghiệm. Còn nếu muốn một mức lương "khủng" thì phải thật sự giỏi có như vậy mới gây được sự chú ý từ các nhà tuyển dụng.- Nếu được dùng một từ, một câu để hình dung và gọi tên sinh viên Ngoại Thương, Cao Nguyên sẽ dùng từ nào, câu nào? Thủ khoa Lê Cao Nguyên: Em có thể nhận xét chung bằng 3 từ: “tài giỏi, năng động, sáng tạo”.- Cảm ơn Cao Nguyên đã dành thời gian chia sẻ cùng Báo Giáo dục Việt Nam! Chúc em thành công!

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sốc: Nhóm trẻ "cái bang" đi ăn xin lấy tiền cho bố mẹ sắm đồ đắt tiền

Gian lận ở Đồi Ngô không làm mất lòng tin vào “Hai không”

Nhà văn Chu Lai: "Gian lận Đồi Ngô là xúc phạm con người"

Những hình ảnh ấn tượng “chiến sỹ” áo xanh tại bến xe

PGS. Văn Như Cương: “Thân Ngọc Tĩnh mới xứng đáng vô địch Olympia”

Diễm My 9x - Người đẹp danh giá của ĐH Ngoại thương Hồ Chí Minh

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Hòe (Thực hiện)