Việt Nam lọt vào Top 9 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới

08/07/2012 06:14
Thanh Mai (Theo 24/7 Wall St)
(GDVN) - Tỷ lệ thất nghiệp của 9 quốc gia này đều ở mức dưới 5%, thậm chí tờ 24/7 Wall St. còn cho rằng đây là những nước mà mọi người đều có việc làm.
1. Áo GDP: 351,4 tỷ USD (đứng thứ 35 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 41.700 USD (đứng thứ 18 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: 50% Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thất nghiệp của Áo luôn ở mức duới 5% (trừ 2006 là 5,2%) kể từ khi tổ chức này bắt đầu tiến hành việc thống kê vào năm 1982. Các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh cộng với việc chính phủ ra chính sách giảm giờ làm đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này thấp nhất trong số tất cả các nước EU kể cả khi nền kinh tế bị suy thoái.
1. Áo
GDP: 351,4 tỷ USD (đứng thứ 35 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 41.700 USD (đứng thứ 18 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: 50%
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thất nghiệp của Áo luôn ở mức duới 5% (trừ 2006 là 5,2%) kể từ khi tổ chức này bắt đầu tiến hành việc thống kê vào năm 1982. Các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh cộng với việc chính phủ ra chính sách giảm giờ làm đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này thấp nhất trong số tất cả các nước EU kể cả khi nền kinh tế bị suy thoái.
2. Belarus GDP: 141,2 tỷ USD (đứng thứ 60 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 14.900 USD (đứng thứ 85 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50% Tỷ lệ thất nghiệp của Belarus ở mức thấp là do tác động của chính sách trợ cấp thất nghiệp của chính phủ. Những người muốn được nhận tiền trợ cấp bắt buộc phải đăng ký tham gia xây dựng một công trình công cộng. Tuy tiền lương thấp nhưng nó cũng góp phần tạo ra việc làm cho người lao động.
2. Belarus
GDP: 141,2 tỷ USD (đứng thứ 60 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 14.900 USD (đứng thứ 85 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50%
Tỷ lệ thất nghiệp của Belarus ở mức thấp là do tác động của chính sách trợ cấp thất nghiệp của chính phủ. Những người muốn được nhận tiền trợ cấp bắt buộc phải đăng ký tham gia xây dựng một công trình công cộng. Tuy tiền lương thấp nhưng nó cũng góp phần tạo ra việc làm cho người lao động.
3. Trung Quốc GDP: 11,3 nghìn tỷ USD (đứng thứ 2 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 8.400 USD (đứng thứ 119 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: 30% - 39% Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc là dưới 5%, chỉ có 30% đến 39% lực lượng lao động đang làm việc toàn thời gian. Đây có thể là kết quả của một tỷ lệ lớn lao động tự cung tự cấp và một số lượng lớn người có công ăn việc làm trong khu vực công.
3. Trung Quốc
GDP: 11,3 nghìn tỷ USD (đứng thứ 2 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 8.400 USD (đứng thứ 119 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: 30% - 39%
Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc là dưới 5%, chỉ có 30% đến 39% lực lượng lao động đang làm việc toàn thời gian. Đây có thể là kết quả của một tỷ lệ lớn lao động tự cung tự cấp và một số lượng lớn người có công ăn việc làm trong khu vực công. 
4. Nhật Bản GDP: 4,4 nghìn tỷ USD (đứng thứ 4 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 34.300 USD (đứng thứ 37 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50% Nền kinh tế của Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần năm ngoái. Một tỷ lệ lớn mạng lưới điện của quốc gia bị tê liệt đã làm tổn thương ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. GDP của Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, không phải vì thế mà số người thất nghiệp gia tăng, ngược lại, nước này đang duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới 5 % khá tốt và ít nhất 50% dân số được làm việc toàn thời gian.
4. Nhật Bản
GDP: 4,4 nghìn tỷ USD (đứng thứ 4 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 34.300 USD (đứng thứ 37 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50%
Nền kinh tế của Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần năm ngoái. Một tỷ lệ lớn mạng lưới điện của quốc gia bị tê liệt đã làm tổn thương ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản. GDP của Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, không phải vì thế mà số người thất nghiệp gia tăng, ngược lại, nước này đang duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới 5 % khá tốt và ít nhất 50% dân số được làm việc toàn thời gian.
5. Montenegro GDP: 7 tỷ USD (đứng thứ 152 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 11.200 USD (đứng thứ 104 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50% Các ngành sản xuất lớn nhất trong nền kinh tế của Montenegro là sản xuất nhôm, chiếm 40% GDP và 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Nông nghiệp và chế biến thực phẩm chiếm 15% GDP. Hiện tại, hơn 50% lực lượng lao động làm việc toàn thời gian. Con số này sẽ tăng lên khi chính phủ tiếp tục cổ phần hóa ngành công nghiệp cũng như mở rộng ngành công nghiệp du lịch.
5. Montenegro
GDP: 7 tỷ USD (đứng thứ 152 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 11.200 USD (đứng thứ 104 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50%
Các ngành sản xuất lớn nhất trong nền kinh tế của Montenegro là sản xuất nhôm, chiếm 40% GDP và 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Nông nghiệp và chế biến thực phẩm chiếm 15% GDP. Hiện tại, hơn 50% lực lượng lao động làm việc toàn thời gian. Con số này sẽ tăng lên khi chính phủ tiếp tục cổ phần hóa ngành công nghiệp cũng như mở rộng ngành công nghiệp du lịch.
6. Đài Loan GDP: 885,3 tỷ USD (đứng thứ 19 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 37.900 USD (đứng thứ 28 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50% Theo Văn phòng Thông tin Chính phủ của Đài Loan, nước này đã không xảy ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng kể từ năm 1950. Nguyên nhân là do nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Trong những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp thậm chí còn giảm xuống dưới 2%, tạo ra tình trạng thiếu lao động trong nước.
6. Đài Loan
GDP: 885,3 tỷ USD (đứng thứ 19 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 37.900 USD (đứng thứ 28 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50%
Theo Văn phòng Thông tin Chính phủ của Đài Loan, nước này đã không xảy ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng kể từ năm 1950. Nguyên nhân là do nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Trong những năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp thậm chí còn giảm xuống dưới 2%, tạo ra tình trạng thiếu lao động trong nước.
7. Thái Lan GDP: 601,4 tỷ USD (đứng thứ 24 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 9.700 USD (đứng thứ 112 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: 20% - 29% Thái Lan có nền kinh tế phát triển nhanh. Động lực chủ yếu là xuất khẩu, chiếm gần một nửa so với GDP. Theo Ngân hàng Thế giới, Thái Lan đã có một tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 2% trong phần lớn thập kỷ qua.
7. Thái Lan
GDP: 601,4 tỷ USD (đứng thứ 24 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 9.700 USD (đứng thứ 112 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: 20% - 29%
Thái Lan có nền kinh tế phát triển nhanh. Động lực chủ yếu là xuất khẩu, chiếm gần một nửa so với GDP. Theo Ngân hàng Thế giới, Thái Lan đã có một tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 2% trong phần lớn thập kỷ qua. 
8. Ukraina GDP: 329 tỷ USD (đứng thứ 38 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 7.200 USD (đứng thứ 132 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50% Như nước láng giềng Belarus, Ukraina cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới. Nhưng khác với Belarus ở chỗ, số người thiếu việc làm hoặc chưa đăng ký việc làm ở nước này còn chiếm tỷ lệ cao. Song vẫn có ít nhất 50% dân số đang làm việc toàn thời gian.
8. Ukraina
GDP: 329 tỷ USD (đứng thứ 38 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 7.200 USD (đứng thứ 132 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: hơn 50%
Như nước láng giềng Belarus, Ukraina cũng là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới. Nhưng khác với Belarus ở chỗ, số người thiếu việc làm hoặc chưa đăng ký việc làm ở nước này còn chiếm tỷ lệ cao. Song vẫn có ít nhất 50% dân số đang làm việc toàn thời gian. 
9. Việt Nam GDP: 299,2 tỷ USD (đứng thứ 42 trong số 225 quốc gia) GDP bình quân đầu người: 3.300 USD (đứng thứ 167 trong số 226 quốc gia) Lao động toàn thời gian chiếm: 20% - 29% Giống với nhiều nước châu Á, Việt Nam có một tỷ lệ cao người lao động trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp đã giảm từ khoảng 25% năm 2000 xuống còn khoảng 22% năm 2011. Cũng thời gian đó, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp lại tăng từ 36% lên 40%. Điều này đã minh chứng cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước.
9. Việt Nam
GDP: 299,2 tỷ USD (đứng thứ 42 trong số 225 quốc gia)
GDP bình quân đầu người: 3.300 USD (đứng thứ 167 trong số 226 quốc gia)
Lao động toàn thời gian chiếm: 20% - 29%
Giống với nhiều nước châu Á, Việt Nam có một tỷ lệ cao người lao động trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp đã giảm từ khoảng 25% năm 2000 xuống còn khoảng 22% năm 2011. Cũng thời gian đó, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp lại tăng từ 36% lên 40%. Điều này đã minh chứng cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước.
Thanh Mai (Theo 24/7 Wall St)