Clip ông Tây: “Cái tát giáng vào mặt người Hà Nội? Người Hà Nội nào?"

09/07/2012 11:51
Thảo Lăng
(GDVN) - Đáp lại ý kiến cho rằng “Clip ông Tây chặn xe, phân làn giao thông là cái tát giáng vào mặt người Hà Nội", độc giả Demen đặt câu hỏi: “Cái tát giáng vào mặt người Hà Nội? Mặt người Hà Nội nào?

Cải thiện văn hóa giao thông ở Hà Nội vẫn là một bài toán chưa tìm được lời giải cuối cùng. Clip ông Tây chặn xe, phân làn giao thông ở ngã tư Trần Bình Trọng- Trần Nhân Tông đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Trong những ngày qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được hàng nghìn ý kiến bình luận gửi về tòa soạn. Bên cạnh những ý kiến tỏ ra thất vọng với ý thức giao thông của người Hà Nội, có không ít độc giả lại cho rằng, tình trạng lộn xộn trong văn hóa giao thông ở thủ đô không hoàn toàn do lỗi của người dân nơi đây.

Để đảm bảo tính khách quan cho vấn đề, Ban biên tập tiếp tục trích đăng một số ý kiến tiêu biểu.

Hình ảnh ông Tây chặn xe, phân làn giao thông được cắt trong clip.
Hình ảnh ông Tây chặn xe, phân làn giao thông được cắt trong clip.

Cho rằng, sở dĩ văn hóa giao thông ở Hà Nội kém như hiện nay là hệ quả của nền giáo dục nước nhà khi ý thức con người chưa được “dạy dỗ” đến nơi đến chốn, độc giả Nhân Việt nói: “Hành động của ông Tây như cái tát giáng vào mặt mấy "người" làm giáo dục thì đúng hơn”.

Cử tri Hà Nội kiến nghị bỏ dải phân cách

Cử tri Hà Nội kiến nghị bỏ dải phân cách

Biển Đông: Bài học về cách

Biển Đông: Bài học về cách "vượt thoát" Trung Quốc tài tình của Bác Hồ

Hành động của ông Tây như “cái tát” giáng vào mặt người Hà Nội

Hành động của ông Tây như “cái tát” giáng vào mặt người Hà Nội

Đáp lại ý kiến cho rằng “Clip ông Tây chặn xe, phân làn giao thông là cái tát giáng vào mặt người Hà Nội", độc giả Demen đặt câu hỏi: “Cái tát giáng vào mặt người Hà Nội? Mặt người Hà Nội nào?

Tình trạng giao thông lộn xộn ở Hà Nội thể hiện trình độ tổ chức, quản lý xã hội. Như vào một gia đình. Gia đình nề nếp, tổ chức tốt, trên ra trên, dưới ra dưới sẽ rất khác với gia đình không có nề nếp.

Ra nước ngoài cũng vậy, bạn có thể thấy họ tổ chức, quản lý xã hội rất tốt. Tất cả đều có nề nếp, người nào vi phạm sẽ bị xử lí ngay, “bất vị thân, bất vị tiền”...

Người HN gốc hay không gốc cũng thế thôi. Sống trong môi trường giao thông không được tổ chức, quản lý tốt, thì làm sao tránh được việc không vi phạm. Bởi mọi người đều vi phạm và không sao cả. Ai chấp hành nghiêm chỉ có thiệt, chẳng ai khen mà còn bị chửi là đồ gàn”.

Hoàng Long Khánh, một bạn đọc tự nhận là thường xuyên công tác “qua lại” Hà Nội viết: “Nhiều lần, tôi thấy có người Hà Nội đi trên đường, cất giọng oang oang dù còn lẫn lộn “l”, “n”, vượt đèn đỏ như lẽ thường nhưng vẫn sa sả mắng người nhà quê. Chứng kiến nhiều, tự dung lại thấy hết buồn, chỉ thấy lo cho những gì còn sót lại của văn hóa Tràng An quá ít ỏi, quá mong manh”.

Cùng chung nỗi lo sợ với độc giả này, bạn đọc Thúy Vinh viết: “Khoan hãy “giáng” cái tát xuống mặt người Hà Nội. Sâu xa là từ công tác giáo dục ở nhà trường, xã hội và từng gia đình quá lỏng lẻo; văn hóa của nhiều cá nhân, đặc biệt là giới trẻ là “kém­ toàn tập”. Dăm ba cái chuyện như này, không có gì lạ”.

“Khoan hãy đổ lỗi cho ngoại tỉnh chúng tôi, các bạn Hà Nội hãy đọc lại lịch sử của chính thành phố này đi. Từ bao đời nay, Hà Nội là nơi tụ hội tinh hoa tứ phương và quận Hoàn Kiếm hiện nay, cũng là nơi tứ chiếng buôn bán về đấy. Văn hóa đẹp thì cũng có mà văn hóa “lùn” thì cũng chẳng thiếu đâu”, độc giả Nam từ Hải Phòng viết.

Thảo Lăng