Môn toán khối B, D: Sẽ nhiều điểm 10

12/07/2012 06:30
Đỗ Quyên (ghi)
(GDVN) - Ekip bao gồm nhiều giảng viên tên tuổi đến từ ĐH Ngoại thương, ĐH Tự nhiên, Học viện Kỹ thuật quân sự, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tạp chí Toán tuổi thơ, đánh giá đề toán khối B, D năm nay sẽ có nhiều điểm tuyệt đối.
Phần Hình giải tích của cả 2 khối B, D đều hay. Nhìn chung, đề khối B, D năm nay tương đương năm ngoái. Đề thi khá cơ bản, sẽ có nhiều học sinh đạt điểm 9, 10 nhất là khối D.

Thí sinh tham dự thi đại học, cao đẳng
Thí sinh tham dự thi đại học, cao đẳng

1. Đề toán khối B

+ Câu 1b: Dễ dàng tính được tọa độ A, B. Nhận thấy A thuộc Oy nên có thể chọn đáy OA, đường cao kẻ từ B tới OA dễ tính. Nếu chọn AB là đáy thì tính toán khó hơn. 
+ Câu 2: Quen thuộc với sự xuất hiện của một số công thức đơn giản, ta đưa phương trình về dạng sinx = siny.
+ Câu 3: Chỉ cần chú ý một chút thí sinh có thể làm được nếu biết chia cả 2 vế và đặt ẩn phụ đưa về bất phương trình đơn giản. 
+ Câu 6: Không quá khó. Học sinh chỉ cần nắm vững các biến đổi đại số cơ bản để đưa về một biến và khảo sát hàm số.
+ Câu 7a khá hay: Nếu biết sử dụng các tính chất hình học của đường tròn để phát hiện ra tâm của đường tròn cần viết nằm trên đường thẳng đi qua O và song song với d thì bài toán trở nên khá đơn giản. Ngược lại sẽ phải tính toán khá phức tạp
+ Có một bất ngờ nhỏ khi trong đề thi năm nay có một câu xác suất. Câu này cơ bản, chỉ cần thuộc lý thuyết có thể giải được
+ Các câu còn lại đều khá cơ bản, chỉ cần nắm vững kiến thức là có thể làm được

2. Đề toán khối D

+ Câu 1b: Là dạng quen thuộc, sử dụng định lý và học sinh chỉ cần cẩn thận thì có thể dễ dàng tìm ra được giá trị của m.
+ Câu 2: Đây là phương trình lượng giác dạng cơ bản, đã gặp trong các kỳ thi trước. 
+ Câu 3: Đây là câu phương trình khá hay, học sinh khéo léo biến đổi phương trình 2 về dạng phương trình tích, sau đó thế vào phương trình 1.
+ Câu 4: Đây là dạng toán tích phân cơ bản, học sinh trung bình khá có thể làm được câu này.
+ Câu 5: Câu hình học không gian là một trong những câu dễ, chỉ cần tính toán cẩn thận là có thể giải quyết xong bài toán. 
+ Câu 6: Đây là một trong những câu hay, tương đối khó, học sinh phải khéo léo chuyển sang biến mới và xét điều kiện của biến và sau đó khảo sát biến mới trong miền giả thiết là có thể giải quyết xong bài toán. Đây là câu phân loại học sinh trong đề thi này.
Các câu còn lại tương đối cơ bản, học sinh phải cẩn thận trong tính toán. 

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012  - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012

Đỗ Quyên (ghi)