10 kinh nghiệm mua Ti vi LCD (phần 1)

13/07/2011 17:00
(GDVN)- Để lựa chọn được một chiếc TV tốt nhất và kinh tế nhất luôn là vấn đề nan giải với nhiều người. 10 kinh nghiệm sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
(GDVN) - Lạc vào khu trưng bày TV LCD tại các siêu thị điện máy bạn sẽ không hiểu tại sao với cùng một kích cỡ và có thể cùng một hãng sản xuất mà giá cả lại khác nhau. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu hơn và có được lựa chọn tốt hơn.
Để đánh giá độ hơn kém của các TV LCD, người ta thường dựa vào một số tiêu chí sau:
1. Công nghệ LCD, Plasma và Led
Samsung là hãng đầu tiên đưa LED TV ra thị trường
Samsung là hãng đầu tiên đưa LED TV ra thị trường
Nhiều người vẫn cho rằng công nghệ LED khác LCD. Thế nhưng thực chất LED chỉ là sự phát triển thêm của màn hình LCD bởi đây đơn thuần là một công nghệ chiếu sáng được tích hợp vào màn hình LCD.
Tấm nền tinh thể lỏng được gắn thêm vô số các đèn diode phát quang thay cho hệ thống đèn huỳnh quang (CCFL). Hàng trăm đèn LED gắn sau tấm nền khiến cho màn hình đạt độ sáng và tương phản cao hơn khi LCD sử dụng CCFL. 
LCD sử dụng đèn huỳnh quang lạnh và đèn LED
LCD sử dụng đèn huỳnh quang lạnh và đèn LED
Việc sắp xếp đèn chiếu tương ứng 1-1 cho phép điều chỉnh độ sáng đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình. Các đèn LED này có thể điều chỉnh độ sáng tạo nên khả năng làm tối cục bộ hay thay đổi màu sắc ánh sáng theo bước sóng. Nhờ ưu điểm này, chúng cho dải màu rộng hơn, màu sắc trung thực, độ tương phản cao và độ sáng cao hơn 40% so với đèn CCFL.
Tốc độ quét hình thông thường của các dòng LED hiện nay thường là 120 Hz, 200, một số là 240 Hz hoặc 480Hz, trong khi đó ở LCD là 50 và 100Hz. Với tốc độ này, TV LED giảm rõ rệt hiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD truyền thống.
Việc sử dụng đèn LED còn loại bỏ được những hiện tượng lệch màu mà LCD thường gặp phải. Ngoài ra, bản thân đèn LED cũng tiêu thụ ít điện năng hơn đèn huỳnh quang CCFL đang được ứng dụng trong TV LCD. Do đó, TV LED có khả năng tiết kiệm điện hơn 30% so với TV LCD thông thường. 
So sánh mức hiển thị màu tối của LCD, LED và Plasma
So sánh mức hiển thị màu tối của LCD, LED và Plasma
Ưu thế công nghệ giúp TV Plamas của Panasonic dễ dàng đạt được độ tương phản 5.000.000:1 từ đầu 2009. Trong khi đó phải đến đầu 2010 thì độ tương phản mới đạt mức Mega ở những chiếc LED của Samsung và tăng đến mức 8.000.000:1 hay 10.000.000:1 ở những chiếc FullLED của LG. 
Vẫn dựa trên tấm nền tinh thể lỏng nên góc nhìn của LED vẫn hẹp hơn so với Plasma. Màn hình Plasma có khả năng cho góc nhìn mở rộng tới 180 độ mà không làm thay đổi màu sắc và chi tiết của hình ảnh. Trong khi đó TV LED chỉ có thể cho góc nhìn mở rộng nhất ở mức 170 độ. 
Trong khi khoảng cách về chất lượng hình ảnh của LED và plasma ngày càng thu hẹp lại thì năng lượng vẫn là vấn đề lớn mà plasma phải đối mặt. 
Trong khi một chiếc TV Sony EX700 cỡ 46 inch tiêu thụ 87.2W; TV 3D Samsung C8000 cỡ 55 inch tiêu thụ 129.4W thì chiếc VT25 cỡ 50 inch của Panasonic tiêu thụ 160W khi hiển thị ở cùng chế độ 2D.
Cho dù Plasma hiện nay đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với trước kia, nhưng phải còn rất lâu nữa, plasma mới có thể đạt được mức tiết kiệm năng lượng như ở những chiếc TV LED.
Sau cuộc chiến về công nghệ hiển thị là cuộc chiến về công nghệ tích hợp với một khái niệm mới - Smart TV
Sau cuộc chiến về công nghệ hiển thị là cuộc chiến về công nghệ tích hợp với một khái niệm mới - Smart TV
2. Độ phân giải
Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh một số thuật ngữ như Full HD, HD ready để chỉ các mức độ phân giải mà chiếc TV đó có khả năng đáp ứng. 
Trước hết xuất phát từ từ viết tắt HD nghĩa là High Definition dùng để chỉ chất lượng khung hình có độ phân giải lớn hơn một khung hình chuẩn DVD (720 x 480 pixel). Nghĩa là những TV nào có khả năng hiển thị được chất lượng hình tốt hơn chuẩ DVD thì gọi là HDTV.
HD Ready là thuật ngữ chỉ mức độ phân giải là 720p với kích cỡ 1280 x 720pixel. Standard HD Ready hay một số TV có ghi là 1080i có kích cỡ khung hình là 1366 x 768 pixel. FullHD có kích cỡ khung hình là 1920 x 1280 pixel.
Khi độ phân giải càng lớn thì hình càng mịn, đặc biệt với những màn hình lớn sẽ không bị vỡ hình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của FullHD thì phải dùng đầu và đĩa theo chuẩn FullHD.
Đây cũng là lý do tại sao các bạn xem TV ở khu trưng bày thấy thật tuyệt vời nhưng khi về nhà thì thấy kém hơn nhiều. Đó là do ở các khu trưng bày họ phát các video mẫu với chất lượng cao nhất bằng đầu và đĩa HD.
(Còn nữa...)
Tùng Linh
{iarelatednews articleid='7266'}