Trần Lập: "Vấn đề giao thông, không phải của riêng Bộ trưởng Thăng"

13/07/2012 05:30
Thảo Lăng
(GDVN) - "Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số và lượng người ngoại tỉnh có thể coi là tương đương. Nhưng theo trực giác của tôi, văn hóa giao thông của người dân ở TP.HCM tốt hơn dân thủ đô nhiều", ca sĩ Trần Lập nói.

Những ngày qua, dư luận vẫn chưa hết xôn xao về clip ông Tây chặn xe, phân làn giao thông ở ngã tư Trần Nhân Tông- Trần Bình Trọng. Bên cạnh nhiều ý kiến tâm huyết mà độc giả gửi về tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Ban biên tập cũng nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía những nghệ sĩ là người Hà Nội, trong đó có ca sĩ Trần Lập.

Chia sẻ với phóng viên, ca sĩ Trần Lập nói rằng, những ngày qua, mặc dù khá bận rộn, nhưng anh vẫn dành thời gian theo dõi thông tin xung quanh việc ông Tây chặn xe, phân làn giao thông. Anh nói, hiện tượng người nước ngoài đứng ra “dàn xếp” giao thông cho người Việt Nam không phải lần đầu tiên diễn ra ở Hà Nội.

Trước đó, anh đã thấy rất nhiều ông Tây khác có những hành động tương tự, điều khác có lẽ là hành động của họ không được quay video.

Nói về cảm xúc sau mỗi lần chứng kiến cảnh tượng này, ca sĩ Trần Lập nói, đó là cảm giác xấu hổ. Xấu hổ bởi người Hà Nội bây giờ thiếu ý thức quá. Cũng giống những vấn đề khác, lần này khi được truyền thông mổ xẻ, tôi thấy dân ta đều nhận thức rất thấu đáo vấn đề”.

Ca sĩ Trần Lập, cựu thành viên nhóm nhạc Rock Bức Tường.
Ca sĩ Trần Lập, cựu thành viên nhóm nhạc Rock Bức Tường.

Tuy nhiên, giữa nhìn nhận và hành động còn là một khoảng cách rất dài. Bởi văn hóa giao thông của người Hà Nội vốn chưa tốt và đã tồn tại như vậy trong cả thời gian dài, không thể thay đổi ngay sau một hiện tượng lạ. Có lẽ cần có thêm nhiều bài học, nhiều cú hích hơn nữa.

Nhìn lại 3 lần Ngoại trưởng Hillary thăm Việt Nam

Nhìn lại 3 lần Ngoại trưởng Hillary thăm Việt Nam

Coi chừng loại

Coi chừng loại "lưỡi thần kỳ" bán ở tiệm bao cao su

TP.HCM: Rùng mình lá đơn tố cha giết mẹ của bé gái 9 tuổi

TP.HCM: Rùng mình lá đơn tố cha giết mẹ của bé gái 9 tuổi

Về nguyên nhân khiến cho văn hóa giao thông trở thành vấn đề nhức nhối ở Hà Nội ngày nay, anh nói, đó là tổng hòa của rất nhiều nguyên nhân. Điều mà ai cũng nhìn thấy chính là sự phát triển quá nhanh về dân số, là nền tảng chung về ý thức giao thông của người dân vẫn kém, là cơ sở hạ tầng giao thông còn lạc hậu… Nhưng, có lẽ điều quyết định vẫn là ý thức tham gia giao thông của mỗi người.

Dường như dân ta nghĩ rằng, vấn đề giao thông là của riêng ông Bộ trưởng Đinh La Thăng hay một người xa lạ nào đó, mà họ không hề liên quan. Họ không nghĩ rằng chỉ cần mỗi người có ý thức hơn một chút thì tình hình giao thông ở thủ đô đã thay đổi rất nhiều.

"Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số và lượng người ngoại tỉnh có thể coi là tương đương. Nhưng theo trực giác của tôi, văn hóa giao thông của người dân ở TP.HCM tốt hơn dân thủ đô nhiều", ca sĩ Trần Lập nói.

Không cần so với các nước Âu, Mỹ xa xôi, chỉ cần so với Singapo, Thái Lan là những nước gần chúng ta, ý thức giao thông của họ cũng được xếp vào loại tuyệt vời. Ở những nước đó, bất kỳ khi nào, có người tàn tật, hay người đi bộ nhấn nút xin qua đường, thì không một phương tiện giao thông nào không nhường đường.

Và trên những con đường hẹp, thậm chí hẹp hơn ở Hà Nội rất nhiều, nhưng nhờ có việc giao thông có ý thức nên rất ít khi họ gặp tắc đường. Mà dù có tắc đường, thì dường như mọi người vẫn đủ kiên nhẫn để cùng nhau giải quyết.

Anh nói thêm, ở Hà Nội, nói về sự kém ý thức trong giao thông, nhiều khi các phương tiện thông tin chúng vẫn dùng cụm từ “một số người”. Nhưng tôi cho rằng dùng từ ấy chưa chuẩn, mà phải thay bằng “đa số”. Bởi vì, chúng ta mắc phải hiện tượng lây lan dây truyền. Một ai đó vi phạm giao thông không bị phát hiện, hoặc có bị cũng không bị phạt nặng, thì những người khác cũng sẽ vi phạm theo.

Hình ảnh ông Tây chặn xe, phân làn giao thông.
Hình ảnh ông Tây chặn xe, phân làn giao thông.

Nam ca sĩ nói, đừng ai đổ lỗi cho người ngoại tỉnh. Người ngoại tỉnh có thể chưa quen với thói quen giao thông ở thành phố, có thể sẽ bừa bãi một chút. Nhưng phải thú thực là người Hà Nội, thậm chí những người lớn tuổi cũng thể hiện ý thức giao thông rất kém. "Có thể người ta nghĩ nhiều tuổi thì sẽ được nhường, nhưng không hề nghĩ là người cao tuổi thì cần phải gương mẫu để người trẻ học tập.

Tôi cho rằng, ý thức giao thông của người dân thủ đô cần có thời gian và cần nhiều tác động hơn nữa", ca sĩ Trần Lập chốt lại vấn đề.

Thảo Lăng