Đáp án thi ĐH tiếng Anh khối D của Bộ Giáo dục có nhầm lẫn?

12/07/2012 06:01
Kim Ngân
(GDVN) - Sau khi Bộ GD& ĐT công bố đáp án chính thức môn tiếng Anh khối D, có rất nhiều độc giả phản hồi cho rằng một câu hỏi trong phần chọn đáp án vẫn gây nhiều tranh cãi về mặt khoa học giữa việc sử dụng “either” và “neither”, dẫn đến việc khó lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án “Either” và “Neither” đều chấp nhận được?
Trong phần chọn đáp án đúng của đề thi đại học tiếng Anh khối D năm nay có câu:

Marry: I will never go mountaineering again.
Linda: Me ...
A. So B. Too C. Neither D. Either.

Đây là câu hội thoại giao tiếp, yêu cầu thí sinh chọn đáp án thích hợp vào chỗ trống. Câu này thuộc câu 23 của mã đề 248 - đề thi tuyển sinh chính thức đại học khối D năm 2012 của Bộ GD&ĐT. Theo Bộ GD thì đáp án chính xác ở đây là C: Neither. Tuy nhiên, sau khi Bộ Giáo dục công bố đáp án, có nhiều ý kiến cho rằng đáp án của Bộ là chưa chính xác, câu hỏi bị lỗi, thiếu khoa học.
Câu 23, mã đề 248, đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh khối D năm 2012 gây nhiều tranh cãi. Đáp án Bộ GD - ĐT đưa ra là "neither".
Câu 23, mã đề 248, đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh khối D năm 2012 gây nhiều tranh cãi. Đáp án Bộ GD - ĐT đưa ra là "neither".
Phản ánh với Báo Giáo dục Việt Nam, một độc giả cho rằng: “Đây là câu giao tiếp, gây nhiều tranh cãi đối với cả người bản địa. Trong văn phong trang trọng, mọi người dùng Me neither để tỏ sự đồng ý với ý kiến phủ định của người nói, còn trong văn phong thông dụng, mọi người dùng me either. Giữa các vùng miền, các thế hệ khác nhau ở Anh và Mĩ, cũng có sự tranh luận về việc sử dụng me either hay me neither. Đã thuộc về giao tiếp thì không thể phụ thuộc vào ngữ pháp mà còn là văn hóa, hoàn cảnh, dân tộc, vùng miền”.
Như vậy, đáp án D “Neither” và đáp án C “Either” (cùng nghĩa “Tôi cũng không”) cũng có thể chấp nhận được, phù hợp ngữ pháp và văn cảnh trong câu hỏi này.

Để làm rõ nghi vấn này, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với các giáo viên tiếng Anh tại trung tâm, giảng viên đại học chuyên ngành tiếng Anh.

Trả lời câu hỏi này, cô Ngọc Mai (GV dạy tiếng Anh giao tiếp tại trung tâm Thầy Vinh) cho hay: “Thực ra, việc sử dụng 'Me either' và 'Me neither' gây tranh cãi không chỉ ở Việt Nam mà ở nước ngoài cũng thế. Bản thân những người bản địa cũng tranh cãi. Trong văn nói thông thường dùng cái gì cũng được, tùy vào sự lựa chọn của người dùng. Còn về mặt ngữ pháp, mình sẽ chọn 'Me neither' bởi theo họ thì đó là chính thống. Tuy nhiên, 'Me either' dùng trong văn nói nhiều hơn". 

GV Ngọc Mai khẳng định lại rằng, về cơ bản cả 2 đáp án “me neither” và “me either” đều đúng, tùy thuộc vào từng vùng và văn phong người sử dụng nó.

Đáp án các đề thi Ngoại ngữ khối D 2012 của Bộ Giáo dục

Đáp án các đề thi Ngoại ngữ khối D 2012 của Bộ Giáo dục

Tuyển sinh 2012: Sẽ chấm theo hướng mở với các môn nghị luận

Tuyển sinh 2012: Sẽ chấm theo hướng mở với các môn nghị luận

Đáp án đề thi ĐH 2012: Văn, Sử, Địa của Bộ Giáo dục

Đáp án đề thi ĐH 2012: Văn, Sử, Địa của Bộ Giáo dục

Cùng với ý kiến trên, giảng viên Đỗ Thị Minh Ngọc - Khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: " Either và neither đều dùng trong câu phủ định, mang nghĩa phủ định, nhưng cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, Neither phải đứng đầu câu, sau đó có trợ động từ, chủ ngữ và đại từ. Ví dụ như 'Neither do I' (Tôi cũng không). Còn Either có dùng chủ ngữ trước, trợ động từ hoặc ghép thành 'Me either'.

Trong câu này mang nghĩa phủ định, chắc chắn dùng 'Me either' vì 'neither' chỉ đứng đầu câu thôi, phải là Neither will I, chứ không thể đứng sau tân ngữ như thế. Either dùng là đúng hơn. Nếu đáp án của Bộ GD như thế, mình nghĩ “Me either” hoàn toàn chấp nhận được, mình nghe CD Oxford Advanced Learner Dictionary đều nói như vậy”, GV Minh Ngọc nói.

Và theo tìm hiểu thì đề thi đại học môn tiếng Anh khối D năm nay có một bài đọc hiểu về Commuting, lấy từ phần Culture Guide của CD Oxford Advanced Learner Dictionary, nhưng cũng chính trong từ điển này, nếu tra 2 từ “either” và “neither” thì có câu trả lời cho sự học thuật trong việc sử dụng "me neither" và "me either":

I don't know - Me neither (Tôi cũng không)

I don't like it - Me either (=neither do I) (Tôi cũng không)

Chứng tỏ Bộ GD dựa vào từ điển Oxford – được coi là “sách giáo khoa” của nhiều người nghiên cứu tiếng Anh trên thế giới để ra đề. Vậy, liệu có phải Bộ GD thiếu cẩn trọng trong việc lựa chọn câu hỏi tiếng Anh hay không?

Bộ GD có làm câu hỏi lỗi?

Theo như sự lý giải của một số giáo viên, giảng viên tiếng Anh thì việc dùng “either” hay “neither” trong câu trên đều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đáp án của Bộ GD thì chỉ có duy nhất là “Neither”. Như vậy, thí sinh chọn “Either” đều không đúng.

Hơn nữa, trong đề bài ra: “Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions” (tạm dịch là “Đánh dấu A, B, C hoặc D vào phiếu trả lời của bạn để cho biết đáp án đúng ở mỗi câu hỏi sau”). Tức là đề ra chọn đáp án đúng (correct answer), chứ không phải đúng nhất (the best choice). Và như vậy, đáp án “me either” vẫn có thể chấp nhận được theo đúng yêu cầu của đề.

Một giảng viên khoa tiếng Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội lý giải rằng: “Trong từ điển Oxford thì câu này, nếu theo văn phong viết hay chuẩn ngôn ngữ thì phải dùng “me neither” hoặc “I won't either”. Còn “me either thường chỉ dùng trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Có thể Bộ GD dựa vào ý nghĩa đó để đưa ra đáp án đúng”.

Đáp án và cách sử dụng “me either” và “me neither” vẫn là vấn đề tranh cãi dùng cái nào là đúng ở trên thế giới. Vậy liệu Bộ GD có nên lựa chọn câu hỏi về vùng kiến thức chưa rõ ràng để làm đề thi đại học?

Để có thêm câu trả lời rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tìm hiểu và cung cấp thông tin tới độc giả.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012  - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đáp án đề thi ĐH môn Hóa khối A

Đáp án đề thi môn Tiếng Anh khối A1 năm 2012

Kết thúc môn thi cuối khối A: Thí sinh "thở phào" với môn Hóa

Chùm ảnh: Muôn kiểu ngủ trưa của sĩ tử

Cụ ông 80 tuổi và hành trình 10 năm đưa các cháu đi thi

TP.HCM: Mờ sương, sĩ tử lên đường thi môn Hoá, Anh, Vẽ


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Kim Ngân