Ca sĩ Thanh Lam:“Clip ông Tây phân làn là cú tát lật mặt người Hà Nội"

12/07/2012 05:30
Hồng Chuyên
(GDVN) - Nhưng ca sĩ Thanh Lam cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân: “Không ai cho phép một ông Tây, không chức danh, nhiệm vụ đứng ra phân làn giao thông. Hơn nữa, ông ấy lại là người ngoại quốc, có những thứ thuộc về văn hóa, thói quen dân tộc, ông ấy không thể biết”. 
"Việc làm của ông Tây là vô bổ"

Nữ ca sĩ này thừa nhận, đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn thấy người ngoại quốc đứng ra phân làn giao thông ở Việt Nam. Cô cho rằng: “Những người này làm việc đó vì bột phát nhất thời, hành động của họ giống như “muối bỏ biển”. Hơn nữa, họ không thể làm việc này hàng ngày và cũng không ai cho phép họ làm như thế”. Chính vì vậy, ca sĩ này nói rằng: “Việc làm của ông Tây là vô bổ vì chẳng thay đổi được gì”. 

“Việc làm đó là một cú tát lật mặt người Hà Nội, nhưng sau cú tát đó mọi việc lại trở về trạng thái bình thường như vốn có”, ca sĩ Thanh Lam nói.

Ca sĩ Thanh Lam cho rằng, những ai đã xem clip ông Tây phân làn giao thông có lẽ đều cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, ca sĩ này dự đoán: “Sợi dây thần kinh xấu hổ đó chỉ được nối lại trong chốc lát rồi sẽ lại đứt ngay. Bởi, trong clip, những người bị ông Tây kéo lại vì vi phạm luật giao thông không những không cảm thấy “ngượng” vì hành vi của mình mà còn phản ứng lại”. 
Qua hành động đó, ca sĩ này nhận định, ý thức tham giao thông của người dân ở thủ đô kém. Từ thực trạng giao thông ở thủ đô như hiện nay cùng những hình ảnh lộn xộn trong clip ông Tây phân làn giao thông, đã mang đến cho ca sĩ Thanh Lam suy nghĩ: “Giao thông ở thủ đô Hà Nội thật khủng khiếp, thậm chí, khủng khiếp nhất cả nước”.
Ca sĩ Thanh Lam: "Giao thông Hà Nội thật khủng khiếp, thậm chí, khủng khiếp nhất cả nước" (nguồn internet)
Ca sĩ Thanh Lam: "Giao thông Hà Nội thật khủng khiếp, thậm chí, khủng khiếp nhất cả nước" (nguồn internet)
Mặc dù nhấn mạnh "về mặt tình cảm, chúng ta nên ghi nhận cái tâm của ông Tây ấy” nhưng ca sĩ Thanh Lam cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân: “Không ai cho phép một ông Tây, không chức danh, nhiệm vụ đứng ra phân làn giao thông. Hơn nữa, ông ấy lại là người ngoại quốc, có những thứ thuộc về văn hóa, thói quen dân tộc, ông ấy không thể biết”. 

>>BẤM VÀO ĐÂY NGHE AUDIO CA SĨ THANH LAM TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


"Người Hà Nội vẫn chưa tỉnh cơn mê"
Chuyển tới ca sĩ Thanh Lam, ý kiến nhiều độc giả báo Giáo dục Việt Nam cho rằng clip ông Tây phân làn giao thông như một cú tát giáng vào mặt người Hà Nội, ca sĩ nói: “Việc làm đó là một cú tát lật mặt người Hà Nội, nhưng sau cú tát đó mọi việc lại trở về trạng thái bình thường như vốn có”. Nữ ca sĩ này liên hệ: “Để có được con đường gốm sứ đẹp như trong tranh và mang nhiều giá trị văn hóa. Nhà nước và nhân dân đã phải bỏ không biết bao tiền của, công sức.

Nhưng hiện nay, như chúng ta thấy nó đang xuống cấp một cách trầm trọng. Có lẽ người Hà Nội đã nhận quá nhiều cú tát lật mặt mà vẫn chưa “tỉnh cơn mê”.

Ông Tây kéo xe người vi phạm. Ảnh cắt từ clip (nguồn internet)
Ông Tây kéo xe người vi phạm. Ảnh cắt từ clip (nguồn internet)

Ca sĩ Thanh Lam hiến kế: “Hãy giáo dục văn hóa giao thông cho con trẻ. Đây có thể sẽ là con đường dễ đi nhất và nhanh nhất để đến đích. Song song với đó là việc siết chặt chế tài xử phạt đối với người vi phạm luật giao thông”.

Chia sẻ với phóng viên về một tình huống giao thông mà mình gặp phải, ca sĩ Thanh Lam cười, nói và tự nhận rằng mình còn “quê” khi tham gia giao thông. “Theo thói quen, khi đi vào góc khuất tôi thường bấm còi để người khác biết, tránh xảy ra va chạm. Bỗng, có một ông Tây đi cạnh đấm vào đầu xe đánh ruỳnh, mặc dù rất tức và không hiểu vì sao ông ta làm vậy, tôi vẫn im lặng. Về nhà, tôi cố “giải mã” hành động đó của ông ta và biết được rằng, ở nước ngoài người ta không bấm còi khi có người đi cạnh xe mình”, ca sĩ Thanh Lam cười tươi. 
Phóng viên đặt ra giả thiết trên một con đường nhỏ, người và các phương tiện tham gia giao thông rất đông, có người cố tình lách ngược chiều ca sĩ Thanh Lam sẽ nói gì và hành động như thế nào? Diva này thẳng thắn: “Tôi sẽ im lặng”. Giải thích cho điều vừa nói cô cho rằng: “Cũng giống như ông Tây kia, nếu “đơn thương độc mã” thì sẽ chẳng giải quyết được việc gì, không khéo còn bị ăn đánh”. Theo cô, muốn thay đổi ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam nói chung và người dân ở thủ đô nói riêng không phải là việc một sớm, một chiều. 
Ca sĩ Thanh Lam hiến kế: “Hãy giáo dục văn hóa giao thông cho con trẻ. Đây có thể sẽ là con đường dễ đi nhất và nhanh nhất để đến đích. Song song với đó là việc siết chặt chế tài xử phạt đối với người vi phạm luật giao thông”.
Sau tất cả những hình ảnh không đẹp về giao thông ở thủ đô Hà Nội ca sĩ Thanh Lam vẫn lạc quan tin tưởng: “Hình ảnh nước Việt Nam hiếu khách sẽ vẫn đẹp trong mắt bạn bè quốc tế nếu dân ta biết thay đổi”.
Hồng Chuyên