Trung Quốc đã “lắt léo” thế nào để thực hiện tham vọng tại Biển Đông?

12/07/2012 07:08
Tuấn Nam
(GDVN) – “Những hành động vừa qua của Trung Quốc mang một màu sắc mới và nguy hiểm hơn, việc họ dùng lực lượng quân sự để xâm chiếm lãnh thổ như thời gian trước".
Là người đã từng nhiều năm trực tiếp tham gia công tác đàm phán với Trung Quốc để bảo vệ từng tấc đất biên giới của Tổ quốc, TS.Trần Công Trục – Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ chỉ rõ những hành động lắt léo để thực hiện tham vọng bá quyền tại Biển Đông của Trung Quốc.

Âm thầm thực hiện

Phân tích những hoạt động ngang ngược mới đây của Trung Quốc, TS. Trần Công Trục cho biết: “Xem xét mọi động thái của Trung Quốc trong thời gian qua, người ta đều thấy rõ đó là một chuỗi các hành động nối tiếp với nhau nằm trong kế hoạch được tính toán kỹ và thực hiện một cách nhất quán. 

“Xem xét mọi động thái của Trung Quốc trong thời gian qua, người ta đều thấy rõ đó là một chuỗi các hành động nối tiếp với nhau nằm trong kế hoạch được tính toán kỹ và thực hiện một cách nhất quán".
“Xem xét mọi động thái của Trung Quốc trong thời gian qua, người ta đều thấy rõ đó là một chuỗi các hành động nối tiếp với nhau nằm trong kế hoạch được tính toán kỹ và thực hiện một cách nhất quán".


“Thành phố Tam Sa” chỉ là sự nâng cấp đơn vị hành chính mà trước đây họ đã thành lập để quản lý cái họ gọi là Tây Sa, Nam Sa,Trung Sa, biến nơi đây thành một căn cứ hải quân, một trung tâm hậu cần, một bàn đạp quan trọng để tổ chức triển khai kế hoạch bá quyền tại Biển Đông. 

Như mọi người đều biết, để thực hiện âm mưu đó, họ đã triển khai đồng loạt các hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Một trong nhiều ví dụ là hàng năm họ ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trong phạm vi biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của ta và tiến hành bắt bớ trái phép ngư dân Việt Nam đang đánh bắt hải sản trong phạm vi biển truyền thống của mình. Không dừng lại đó, họ tịch thu phương tiện, tịch thu sản phẩm, bắt nộp tiền chuộc và áp dụng các biện pháp trấn áp, giam giữ… trái với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. 

Để thực hiện kế hoạch của mình, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu hải giám, một lực lượng hành chính. Các tàu hải giám này đã từng cắt cáp tàu Bình Minh II và Viking II của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khi đang làm việc trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây họ đã đưa 4 tàu trong một đội hình kết hợp với việc tuần tra gây ra những vụ đụng độ trên biển với những nước trong khu vực mà trực tiếp có Việt Nam.

Trước những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt là sự kiện CNOOC tuyên bố mở thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam, TS Trần Công Trục nhấn mạnh: “Đây không phải là một hành động răn đe mà là một hành động nằm trong một kế hoạch lâu dài mà họ triển khai thực hiện khá lâu rồi”. 

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY


Theo ông Trần Công Trục, trước đây Trung Quốc sử dụng hải quân để đánh chiếm  quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau đó đánh chiếm một số bãi cạn Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Năm 1995, họ tiến một bước xuống phần phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa sau khi đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, đặt chân được trên một số vị trí trong quần đảo Trường Sa bằng vũ lực. 

Ông Trần Công Trục
Ông Trần Công Trục


Gần đây, Trung Quốc chuyển sang sử dụng biện pháp hành chính để tranh chấp các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển và thềm lục địa của các nước trong khu vực Biển Đông. 

Đây là động thái mới, có tính toán của Trung Quốc nhằm biến những phạm vi biển, thềm lục địa không có tranh chấp trở thành vùng có tranh chấp nhằm áp đặt phương thức “Gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc thường rêu rao với hy vọng đánh lừa dư luận trong quá trình thực hiện âm mưu bá quyền tại Biển Đông của mình. 

Ông Trần Công Trục tiếp tục lý giải: “Trung Quốc làm như vậy là vì họ thấy không cần thiết phải dùng tàu hải quân để chiếm một số đảo vì lợi bất cập hại. Khi dùng hải quân để chiếm đảo thì đó sẽ là những rắc rối lớn của Trung Quốc đối với quốc tế và càng lộ rõ bộ mặt thật của Trung Quốc”. 

Theo ông Trục, để thâu tóm diện tích biển nằm trong “đường lưỡi bò”, họ muốn mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình thông qua việc họ nói họ có chủ quyền lịch sử đối với vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” và vì họ có chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nên họ có quyền mở rộng phạm vi biển và thềm lục địa của hai quần đảo này mặc dù họ thừa hiểu rằng Công ước Luật Biển 1982 không cho phép mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa như vậy. 

“Trung Quốc đã cố tìm cách giấu đi bản chất của yêu sách”

Theo TS.Trần Công Trục, mặc dù  bị dư luận lên tiếng phản đối quyết liệt, nhưng  họ vẫn cố tình làm ngơ và thường rêu rao chủ trương, mà mới nghe qua thì có vẻ rất thiện chí và hợp lý hợp tình, rằng “nếu là vùng tranh chấp thì hai bên đàm phán, trong khi chưa đi đến giải pháp cuối cùng thì gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”. 

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY


Những hành động vừa qua của Trung Quốc nhằm mục đích tranh chấp tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, trong vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước khác.

“Những hành động của họ hết sức thâm hiểm và đã được tính toán chặt chẽ. Cái chúng ta cần chú ý hiện nay là những hoạt động nhằm vào mục đích kinh tế trong tranh chấp trên Biển Đông, tạo ra sự bất ổn trong khu vực. Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, lợi ích từ biển đem lại rất lớn và trong tương lai điều này càng thấy rõ. Với Việt Nam, khoảng trên dưới 50%  thu nhập quốc dân là từ biển. Theo tôi, những động thái  vừa qua của Trung Quốc có thể nói là rất nguy hiểm, bởi vì với những động thái đó, Trung  Quốc đã cố tìm cách giấu đi bản chất của yêu sách vô lý, bất chấp luật pháp và đạo lý thông thường …”, TS.Trần Công Trục nhận định.

Còn nữa…
Tuấn Nam