“Vua” Phở 24: Cạnh tranh không có chỗ cho "bún mắng, cháo chửi"

13/07/2012 11:19
Tiểu Phương
(GDVN) - Nói về kiểu kinh doanh “bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng” tại Hà Nội, “ông vua” của Phở 24 Lý Quý Trung thừa nhận: “Tôi cũng đã từng thưởng thức món này ở Hà Nội” và: “...tôi cũng tự hỏi là tại sao phải như vậy?”.
Hiện nay, tại Hà Nội đã xuất hiện một phong cách đối lập trong cách phục vụ thực khách khiến nhiều người cho rằng: “Bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng, cơm chặt chém” đã trở thành một “đặc sản” chỉ có tại đất kinh kỳ. Cách hành xử kém văn hóa của một bộ phận dân kinh doanh, buôn bán tại Hà Nội đang dần làm xấu đi những hình ảnh vốn đẹp đẽ, thơ mộng về một Hà Nội “ngàn năm văn hiến”. Trăn trở về cách hành xử này, “ông vua” Phở 24 Lý Quý Trung chia sẻ những kinh nghiệm “đắt giá” về cung cách phục vụ đối với khách hàng trong ngành dịch vụ, kinh doanh.Phở 24 không chỉ “bán phở” mà còn bán “kinh nghiệm” ăn phở Có thể nói, Lý Quý Trung được coi là người có bàn tay “phù thủy” khi biến tô phở bình dân của người Việt trở thành món ăn nhanh nhưng sang trọng và quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh. Nhờ nắm vững tôn chỉ “khách hàng là số 1” cùng những yêu cầu nghiêm ngặt để đảm bảo sự sạch sẽ cho thực khách, Phở 24 đã từng bước chinh phục thị trường.
Ông chủ Lý Quý Trung luôn tâm niệm: “khách hàng là trọng tâm của mọi khía cạnh trong kinh doanh”.
Ông chủ Lý Quý Trung luôn tâm niệm: “khách hàng là trọng tâm của mọi khía cạnh trong kinh doanh”.
Chia sẻ bí quyết thành công để làm nên một thương hiệu lớn, ông chủ Lý Quý Trung cho biết: “Sản phẩm đối với ngành ăn uống đúng ra không chỉ là món ăn ngon mà còn cả cung cách phục vụ và các giá trị vô hình khác. Phở 24 không chỉ bán phở mà còn bán “kinh nghiệm” ăn phở, trong đó có vấn đề dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm cùng không gian thoải mái, sang trọng”.

“Vua” Phở 24: Cạnh tranh không có chỗ cho "bún mắng, cháo chửi"  ảnh 2

"Bây giờ chỉ có đi du lịch ở Đà Nẵng là được phục vụ tử tế thôi"

VIDEO:

VIDEO: "Bún mắng, cháo chửi..." lên sóng VTV1

Là một người đi nhiều, từng trải nhiều, đón nhận lối sống, văn hóa của nhiều vùng, miền khác nhau, Lý Quý Trung nhận xét: Nhiều người cứ đinh ninh rằng Hà Nội xô bồ hơn, nhộn nhạo hơn bởi tầng lớp nhập cư đông đúc nhưng trên thực tế, sự cạnh tranh về kinh doanh tại Sài Gòn khắc nghiệt hơn nhiều so với Hà Nội. Do đó, theo ông Trung, dịch vụ ở Sài Gòn bắt buộc phải tốt mới tồn tại và phát triển được. Môi trường cạnh tranh không ngừng này đã tạo ra phong cách phục vụ “chiều khách” rất đặc thù ở Sài Gòn. “Ở Sài Gòn, khách hàng thực sự là thượng đế. Trong ngành dịch vụ nói chung hay nhà hàng nói riêng, không có chuyện bình đẳng mà nhân viên hay người cung cấp dịch vụ lúc nào cũng phải nhún nhường, không hơn thua với khách hàng. Còn ở Hà Nội, có lẽ do ảnh hưởng của thời gian bao cấp khá lâu nên khái niệm nhún nhường, tôn vinh khách hàng còn chưa quán triệt, tuy đã có tiến bộ hơn so với trước đây” – CEO Nam An Group Lý Quý Trung nói. Theo quan điểm của vị tiến sĩ quản trị kinh doanh này, có sự khác biệt giữa văn hóa kinh doanh của người Bắc và người Nam nói chung hay của Sài Gòn và Hà Nội nói riêng, “mấu chốt của vấn đề là ở sự cạnh tranh”. “Khi có nhiều hàng quán cung cấp dịch vụ tốt hơn thì quan điểm và cách kinh doanh theo lối cũ sẽ phải dần thay đổi. Vấn đề chỉ là thời gian” – ông Trung đánh giá.
Nguyên tắc 1: Khách hàng luôn có lý
Trước khi tham gia sáng lập tập đoàn Nam An Group vào năm 2000, Lý Quý Trung đã từng là Tổng giám đốc khách sạn liên doanh Saigon Star hơn 5 năm và Phó tổng giám đốc công ty liên doanh Tecaword hơn 1 năm. Từ năm 2000 đến nay,  ông tham gia giảng dạy tại các trường Đại học dân lập Văn Lang, Đại học Kinh tế Tp.HCM, và gần đây nhất là Đại học quốc tế RMIT (khoá học cao học quản trị kinh doanh MBA).
Theo quan điểm của CEO Nam An Group Lý Quý Trung: Môi trường cạnh tranh là điểm mấu chốt tạo nên phong cách phục vụ khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Sài Gòn xô bồ hơn, khắc nghiệt hơn nên phong cách phục vụ “chiều khách” rất đặc thù ở thành phố này.
Theo quan điểm của CEO Nam An Group Lý Quý Trung: Môi trường cạnh tranh là điểm mấu chốt tạo nên phong cách phục vụ khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Sài Gòn xô bồ hơn, khắc nghiệt hơn nên phong cách phục vụ “chiều khách” rất đặc thù ở thành phố này.
Trong suốt quá trình sống, làm việc và giảng dạy, ông luôn tâm niệm: “Khách hàng là trọng tâm của mọi

Người tự trọng thì không thể chấp nhận ăn bún mắng cháo chửi ở Hà Nội

Người tự trọng thì không thể chấp nhận ăn bún mắng cháo chửi ở Hà Nội

khía cạnh trong kinh doanh”. Lý Quý Trung cho biết: “Tôi từng thấy trước cửa một nhà hàng rất lớn tại Sydney (Úc) có treo một tấm bảng lớn với dòng chữ ghi khá ấn tượng: “Nội quy của nhà hàng: Điều 1: Khách hàng luôn có lý, điều 2: Nếu khách hàng vô lý thì áp dụng điều 1”. Tôi rất thích văn hóa kinh doanh này”. Tâm sự với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, ông Trung nói: “Tôi không nghĩ là mình đã từng mắng hay lớn tiếng với khách hàng, ngay cả từ thời còn làm nhân viên phục vụ hay tiếp tân trong khách sạn. Văn hóa ứng xử của những nơi tôi làm và đặc biệt là trong gia đình của mình không cho phép tôi làm như vậy. Tôi nghĩ mình rất may mắn được trưởng thành trong những môi trường kinh doanh chuyên nghiệp mà trong đó sự nhẹ nhàng đối với khách hàng và đồng nghiệp lúc nào cũng được đưa lên hàng đầu”. Đối với kiểu kinh doanh xem nhẹ vai trò của khách hàng như lối “bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng” đang diễn ra tại Hà Nội, Lý Quý Trung cho hay: “Tôi cũng đã từng thưởng thức món này ở Hà Nội” nhưng ông không ngừng trăn trở: “Lúc nào tôi cũng tự hỏi là tại sao phải như vậy?”.
Lý Quý Trung cho biết: Phở 24 không chỉ bán phở mà còn bán “kinh nghiệm” ăn phở, trong đó có vấn đề dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm cùng không gian thoải mái, sang trọng”.
Lý Quý Trung cho biết: Phở 24 không chỉ bán phở mà còn bán “kinh nghiệm” ăn phở, trong đó có vấn đề dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm cùng không gian thoải mái, sang trọng”.
Trong tâm thức và ký ức của ông, Hà Nội rất thơ mộng, nhẹ nhàng, chậm rãi, hoàn toàn trái ngược với lối sống tất bật, hối hả của Sài Gòn. Với số ít kiểu bán hàng “vô văn hóa”, luôn miệng mắng chửi như đuổi khách đi như vậy,  “chắc chắn văn hóa kinh doanh này sẽ từ từ thu nhỏ lại hoặc diệt vong khi trình độ thưởng thức và nhu cầu chất lượng cuộc sống của khách hàng ngày càng cao hơn” – Ông Trung hi vọng vào một thay đổi không xa, để Hà Nội luôn đẹp trong mắt ông, trong mắt của những người yêu Hà Nội.

Lý Quý Trung sinh năm 1966 tại Sài Gòn, là thành viên sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn An Nam Group chuyên kinh doanh nhà hàng Việt Nam cao cấp, trong đó có chuỗi cửa hàng Phở 24 với 20 cửa hàng có mặt tại TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang và Jakarta - Indonesia.

Năm 2004, thông qua giải thưởng The Guide Awards, thương hiệu phở 24 được các tạp chí Vietnam Economic Times, Thời báo kinh tế Việt Nam và Tư vấn tiêu dùng bình chọn là: "Địa điểm phở đáng tin cậy nhất Việt Nam".

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY

Tiểu Phương