Hải quân Mỹ kéo dài tuổi thọ cho máy bay F/A-18 Hornet để giảm chi phí

15/07/2012 06:19
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh, Trung Quốc)
(GDVN) - Do thời hạn phát triển kéo dài và triển vọng biên chế F-35 chưa rõ ràng, quân Mỹ quyết định nâng cấp 150 chiếc F/A-18 Hornet để duy trì sức chiến đấu.
Thời hạn biên chế máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 cho Hải quân Mỹ chưa rõ ràng.
Thời hạn biên chế máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 cho Hải quân Mỹ chưa rõ ràng.

Báo Quang Minh ngày 13/7 dẫn các nguồn tin cho biết, do máy bay chiến đấu F-35 Lightning II sau năm 2019 mới được sản xuất hàng loạt, thời gian dự kiến biên chế cho hải quân và lính thủy đánh bộ cũng chưa rõ ràng, gần đây Hải quân Mỹ đã khởi động kế hoạch kéo dài tuổi thọ cho máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet.

Theo bài báo, có khoảng 150 máy bay F/A-18 may mắn được thực hiện “phẫu thuật kéo dài tuổi thọ” lần này. “Kéo dài tuổi thọ” chính là Hải quân Mỹ căn cứ vào tình hình máy phóng, tuyến bay và hạ cánh, thời gian và hiệu quả bay để xác định máy bay nào có trạng thái tốt nhất, sau khi lựa chọn xong sẽ tiến hành nâng cấp.

Thời hạn bay theo thiết kế ban đầu của máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet là 6.000 giờ. Nhưng, sau khi trải qua một loạt kiểm tra và cải tạo, Hải quân hy vọng thời hạn bay của 150 máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet có trạng thái tốt nhất sẽ có thể đạt 8.000 giờ, 8.600 giờ đến 10.000 giờ.

Hải quân Mỹ cho rằng, đây là phương thức duy trì lực lượng máy bay chiến đấu tấn công có lợi ích về chi phí, trước khi biên chế máy bay chiến đấu F-35 Lightning II.

F/A-18 Hornet là một loại máy bay chiến đấu/tấn công đa dụng siêu âm, đặc điểm chính là độ tin cậy và khả năng bảo vệ tốt, khả năng sống sót mạnh, góc tấn công có tính năng tốt, vũ khí trang bị có độ chính xác cao.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, Mỹ.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, Mỹ.

Tháng 5/1980, F/A-18 Hornet lần đầu tiên hạ cánh xuống đường băng tàu sân bay của Hải quân Mỹ, trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của Hải quân Mỹ, 2 năm sau được đưa vào biên chế cho lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Năm 1986, nhiệm vụ chiến đấu thực tế lần đầu tiên của máy bay Hornet là không khích Libya. Trong chiến tranh vùng Vịnh, quân Mỹ lại có 148 máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet tham gia tấn công đối đất và chiến đấu trên không, từng bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Iraq.

Máy bay F/A-18 Hornet đã sản xuất lần lượt 4 phiên bản gồm: F/A-18A, B, C, D. Năm 1995, quân Mỹ bắt đầu tiến hành cải tiến, nâng cấp đối với các phiên bản của F/A-18, đồng thời đã sản xuất máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.

Nhưng, F/A-18E/F chỉ là phiên bản tăng cường của dòng F/A-18A/B/C/D, mặc dù sức chiến đấu được nâng lên nhất định, nhưng so với máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Mỹ - máy bay F-35 có mệnh danh là “máy bay chiến đấu liên hợp”, thì nó lại chưa có sự thay đổi mang tính cách mạng.

F-35 Lightning II là một loại máy bay chiến đấu đa dụng 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, do Công ty Lockheed Martin thiết kế, sản xuất; có khả năng tàng hình tương đối mạnh, có thể đảm đương các nhiệm vụ như chi viện trên không gần, oanh tạc mục tiêu, phòng không chặn đánh; bán kính tác chiến hơn 1.000 km, nhưng không có khả năng tuần tra siêu âm.

Căn cứ vào kế hoạch, F-35 Lightning II sẽ thay thế cho hầu hết các máy bay chiến đấu hiện có của các nước Mỹ, Anh.

Nhưng Lầu Năm Góc dự đoán, chi phí cho chương trình F-35 có thể lên tới 382 tỷ USD, trở thành chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử của họ. Có chuyên gia cho biết, chương trình F-35 là chương trình tốn kém chưa từng có trong lịch sử phát triển vũ khí Mỹ.

Các nhân viên cứu hỏa đang xử lý sự cố máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet trên đường băng tàu sân bay Carl Vinson, Hải quân Mỹ.
Các nhân viên cứu hỏa đang xử lý sự cố máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet trên đường băng tàu sân bay Carl Vinson, Hải quân Mỹ.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.
Máy bay chiến đấu F-18 của Hải quân Mỹ phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.
Máy bay chiến đấu F-18 của Hải quân Mỹ phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.
F/A-18E/F Super Hornet cất cánh rời tàu sân bay.
F/A-18E/F Super Hornet cất cánh rời tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet.
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet.
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh, Trung Quốc)