Video: Người cuối cùng biết "ngôn ngữ Âu Lạc" ở Hà Nội

16/07/2012 11:20
Hoàng Lâm
(GDVN) - "Tôi cũng không biết tổ nghề là ai và ngôn ngữ này có từ bao giờ, chỉ biết có từ lâu lắm rồi. Ngày nay bọn trẻ không quan tâm thứ tiếng lóng này đâu"...
“Nhìn cái gì xung quanh cũng có thể nói được bằng tiếng lóng. Tôi cũng không biết tổ nghề là ai và ngôn ngữ này có từ bao giờ, chỉ biết có từ lâu lắm rồi. Hiện nay bọn trẻ không quan tâm mấy đến tiếng lóng của làng nên chẳng ai để ý cả”, cụ Nguyễn Văn Đoán – 73 tuổi ở làng Đa Chất cho biết về tiếng lóng của làng.


Cụ Đoán chỉ ra một số tiếng lóng thường dùng như: “Bệt là nhà, cong là đắt, hớ là rẻ, thít là ăn, đồi ỏn là trẻ con, mận là chè thuốc, êm là cỗ, hay những câu các thợ cối ngày xưa thường hay nói như: “Xấn lăn cho choáng” (Làm nhanh cho đẹp), “Xấn rỉa cho choáng” (chẻ dăm nhỏ ra cho đều mới đẹp). “Không thít êm, xấn xí” (không có cơm ngon đâu làm ẩu thôi)…

Để nói được thứ tiếng lóng độc đáo này, cụ Đoán cho biết chỉ có phường đóng cối xưa kia. Thứ hai là từ phương pháp truyền miệng phải được dùng liên tục, nếu không cũng chẳng hiểu người đối diện nói gì vì ngày xưa các cụ nói rất nhanh thành vần.
Đến ngày nay, bậc lão thành từng làm thợ đóng cối như cụ Đoán giờ lâu không dùng cũng đã quên ít nhiều thứ tiếng lóng kì lạ này.
Hoàng Lâm