Hải quân Trung Quốc không thể xưng bá ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

16/07/2012 07:58
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)
(GDVN) - Các nước láng giềng có thực lực mạnh có thể bắt chước Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, do đó Trung Quốc sẽ không thể xưng bá…
Hải quân Trung Quốc còn rất nhiều tàu chiến cũ còn hoạt động.
Hải quân Trung Quốc còn rất nhiều tàu chiến cũ còn hoạt động.

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho rằng, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông thu hút sự quan tâm mạnh mẽ và đồn thổi quá mức của một số nước.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Trong bối cảnh này, nhà nghiên cứu của Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ là Kailash Prasad vừa có bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện đang dốc sức phát triển hải quân tầm xa, nhưng so với các cường quốc hàng đầu, Quân đội Trung Quốc vẫn còn phải đi một con đường dài, trong một khoảng thời gian tương lai tương đối dài, Hải quân Trung Quốc đều không có khả năng lắm xưng bá ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ngày 9/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận, từ ngày 10-15/7, Hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực lân cận quần đảo Châu Sơn, vùng biển Hoa Đông. Trước đó, Hải quân Trung Quốc cũng đã thông báo lệnh cấm, công bố tọa độ vùng biển diễn tập.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này sở dĩ thu hút sự chú ý của dư luận là do tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng gay gắt, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Senkaku của Nhật Bản, theo đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành đáp trả.

Tờ “JoongAng Ilbo” Hàn Quốc ngày 9/7 có bài viết “Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku, Trung Quốc dự định tổ chức diễn tập bắn đạn thật” cho rằng, cuộc diễn tập trên biển lần này của Trung Quốc là sự cảnh báo mạnh mẽ đối với Nhật Bản.

2 ngày trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda trong một buổi lễ kỷ niệm đã công khai tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét mua đảo Senkaku. Trung Quốc cho rằng đó một hành vi cá nhân đã nâng lên thành hành vi quốc gia.

Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa.
Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa.

Tờ “Munhwa Ilbo” Hàn Quốc cùng ngày cũng có bài viết bình luận về thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong tranh chấp lãnh hải. Bài viết cho rằng, Quân đội Trung Quốc lần này tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông rõ ràng là cảnh cáo Nhật Bản, tình hình biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Tờ “Chosun Ilbo” bình luận cho rằng, hiện nay, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản có xu thế ngày càng gay gắt, những động thái gần đây của cả Trung Quốc và Nhật Bản đang làm cho quan hệ hai nước đối mặt với “cuộc khủng hoảng lớn nhất sau 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao”.

Chính phủ Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku có thể sẽ bị Trung Quốc đáp trả bằng chính sách cứng rắn tương ứng, từ đó gây ra phản ứng dây chuyền.

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ bình luận cho rằng, ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa tuyên bố xem xét mua đảo Senkaku, Trung Quốc lập tức tiến hành diễn tập bắn đạn thật, mục đích không cần nói ra cũng thấy rõ ràng.

Hãng Kyodo Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông nhằm kiềm chế Mỹ và Philippines.

Cuộc diễn tập này mặc dù không rõ ràng về quy mô và nội dung cụ thể, nhưng rất có thể nhằm đáp trả cuộc diễn tập Carat do Mỹ-Philippines tổ chức từ ngày 2-10/7. Trung Quốc muốn thông qua cuộc diễn tập này để kiềm chế Mỹ, Philippines, nắm chắc quyền chủ động trên biển.

Ngày 9/7, tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho rằng, Quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông hoàn toàn không phải là hiếm gặp, đối với Trung Quốc, cuộc diễn tập lần này là “rất bình thường”.

So với các cuộc diễn tập trước đây, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này được mở rộng thêm, nhưng khu vực diễn tập cách xa các vùng biển tranh chấp như bãi cạn Scarborough và đảo Senkaku, dư luận không cần phải giải thích quá mức.

Khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông từ ngày 10-15/7/2012.
Khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông từ ngày 10-15/7/2012.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, cuộc diễn tập lần này là “thường lệ”, không nhằm vào đối tượng đặc biệt nào. Theo thói quen, do bị chi phối bởi điều kiện thủy văn và khí tượng, các nước châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc thường tổ chức diễn tập trên biển từ tháng 5-7.

Ngoài ra, tổ chức diễn tập trên biển hoàn toàn không phải là việc nhỏ, thông thường cần ít nhất nửa năm làm công tác chuẩn bị. Cuộc diễn tập lần này sớm được thông báo khu vực diễn tập vài ngày trước khi bắt đầu nên không thể nói là nhằm vào nước khác.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Hải quân Trung Quốc không đủ hiện đại hóa

Báo Trung Quốc cho rằng, các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sở dĩ rất quan tâm đến cuộc diễn tập của Quân đội Trung Quốc rốt cuộc là do lo ngại về sự phát triển sức mạnh của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, nhà nghiên cứu Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ, ông Kailash Prasad lại cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn kém xa trình độ đứng đầu thế giới.

Trong bài viết “Tham vọng đại dương” trên tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ, ông chỉ ra, trước khi trở thành bá chủ trên biển, trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc còn phải nỗ lực theo đuổi. Hiện nay, tổng trọng tải tàu chiến của 21 quốc gia đứng đầu về sức mạnh hải quân trên thế giới là 6,75 triệu tấn, Mỹ chiếm 46%.

Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn chính xác đánh giá sức mạnh hải quân, nhưng cộng với ưu thế công nghệ của Hải quân Mỹ, đối với “một nước lớn trỗi dậy cảnh giác cao với hiện trạng”, điều này chắc chắn không phải là việc tốt.

Tàu ngầm lớp Tống, Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Tống, Hải quân Trung Quốc.

Tác giả cho rằng, 30 năm qua, thành quả hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc vẫn chỉ giới hạn ở lượng nhỏ tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu sân bay và tên lửa đạn đạo chống hạm.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Bài viết cho rằng, những loại vũ khí này vẫn có khoảng cách so với hải quân hàng đầu thế giới. Còn tàu sân bay - loại trang bị được thế giới chú ý, vẫn ở giai đoạn khởi đầu, người Trung Quốc “vừa mới bắt đầu học tập thao tác thế nào”. Chỉ có tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc mới là "đòn sát thủ" duy nhất để Bắc Kinh giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, tầm phóng của những tên lửa “cơ động cao” này có thể đạt 1.000 dặm Anh (1 dặm Anh = 1,6093 m), cho dù bán kính tác chiến của máy bay phiên bản hải quân thế hệ tiếp theo cũng không đạt được khoảng cách này, từ đó giúp Trung Quốc có thể khả năng ngăn chặn đối thủ tiềm tàng xâm nhập hầu hết các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.

Theo bài viết, trong thời gian tới, tham vọng đại dương của Trung Quốc vẫn khó mà thực hiện. Mặc dù các thủy thủ Trung Quốc đã nắm chắc thông thạo phương pháp thao tác tàu mới, nhưng “một tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ được tân trang, tên lửa đạn đạo chống hạm và vài tàu ngầm hạt nhân không thể tàng hình” cũng không đủ làm cho Quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động tác chiến phức tạp ở biển xa.

Môi trường xung quanh có thể nguy hiểm hơn

Tuy nhiên, đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, sự đổi mới trang bị của Hải quân Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng. Prasad chỉ ra, số lượng không nhỏ các các tàu ngầm lớp Tống, lớp Minh và tàu ngầm diesel Romeo sao chép Liên Xô cũ, tàu catamaran (nhiều mảnh), tàu vận tải đổ bộ và vũ khí trên bờ tầm ngắn khác sẽ gây tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các nước láng giềng - rốt cuộc lựa chọn quan hệ với Trung Quốc hay tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và các cường quốc hùng mạnh khác.

Tàu vận tải đổ bộ 071Tỉnh Cương Sơn, có lượng giãn nước 18.500 tấn, dài 210m, rộng 28m, mang theo 120 binh sĩ, trang bị cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ 071Tỉnh Cương Sơn, có lượng giãn nước 18.500 tấn, dài 210m, rộng 28m, mang theo 120 binh sĩ, trang bị cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Gần đây, quan hệ Myanmar-Mỹ liên tục được cải thiện, bài viết cho rằng, sau khi mất đi Myanmar - con đường năng lượng dự bị này, Bắc Kinh đã bắt đầu hoài nghi về mối quan hệ “đầu tư lớn, sinh lợi ít” giữa Trung Quốc và Myanmar, đồng thời càng khát vọng có được sự hỗ trợ của các nước láng giềng trên biển đối với những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của họ.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Nhưng, nếu Trung Quốc “tiếp tục thực hiện chính sách mạo hiểm tương tự như đối đầu ở bãi cạn Scarborough”, rất ít quốc gia sẽ hoan nghênh tham vọng phát triển hải quân của họ.

Prasad cho rằng, các nước cách Trung Quốc tương đối xa như Ấn Độ, Australia, đến nay, cũng bắt đầu buộc phải đối mặt với Hải quân Trung Quốc ngày càng mạnh, những ngôn từ “hữu nghị” của Bắc Kinh hầu như không thể làm tan biến bất cứ sự nghi ngờ nào.

Hiện nay, Australia bắt đầu chi 40 tỷ USD tiến hành nâng cấp đối với lực lượng tàu ngầm, Ấn Độ đã đưa tàu ngầm hạt nhân Chakra thuê của Nga vào hoạt động, công việc tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân Arihanta và tàu sân bay của Ấn Độ cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Lần đầu tiên trong 36 năm qua, Nhật Bản tiến hành mở rộng lực lượng tàu ngầm, còn Hàn Quốc cũng đang dốc sức nâng cấp hải quân và lực lượng tác chiến đổ bộ.

Bài viết cho rằng, nếu nước nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phán đoán nhầm, sẽ phải trả giá đắt, môi trường này rất bất lợi cho Trung Quốc. Thoạt nhìn, hải quân có thực lực càng mạnh hầu như có thể làm cho Bắc Kinh phát huy vai trò ảnh hưởng một cách thoải mái hơn, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Nhìn về lâu dài, các nước khác ở khu vực này có thể bắt chước tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, một số nước láng giềng có thực lực tương đối mạnh thậm chí có thể đuổi vượt Trung Quốc, vì vậy trong tương lai Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không nhất định có thể giành được ưu thế, “không có nhiều khả năng lắm xưng bá Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Nếu thực sự xuất hiện tình hình này, ở sân sau thiếu lòng tin và có sự hiện diện của rất nhiều các cường quốc, Bắc Kinh sẽ trở nên bị cô lập và yếu ớt hơn.

Tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của Lực lượng Pháo binh 2 (Lực lượng Tên lửa Chiến lược), Quân đội Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của Lực lượng Pháo binh 2 (Lực lượng Tên lửa Chiến lược), Quân đội Trung Quốc.
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)