Vì sao hiếm Thủ khoa Đại học môn Lịch sử ?

18/07/2012 06:02
Hồ Tuấn Anh - Trường THPT Hoàng Mai (Nghệ An)
(GDVN) - Trong khi các khối A, B, D thường có các Thủ khoa để vinh danh sau mỗi kì thi, thì khối C nói chung và môn Lịch sử nói riêng hầu như không có.
Trong những năm gần đây, cứ sau mỗi kì thi dư luận lại theo dõi phản ứng với môn Lịch sử như thế nào. Đó là điều đáng mừng bởi xã hội rất quan tâm đến giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhưng thật đáng buồn là kết quả của môn Lịch sử bao giờ cũng thấp hơn các môn khác. Đáng lo ngại hơn nữa là học sinh ngày càng sợ thi lịch sử, nhất là trong kì thi đại học, cao đẳng.

Nếu ai đó nói rằng, học sinh sợ học lịch sử thì hoàn toàn nhầm. Thực ra, học sinh rất thích nghe chuyện lịch sử và hoàn toàn không sợ học lịch sử nếu thầy biết dạy. Nhưng quả thật học sinh rất sợ phải thi lịch sử. Trong khi các khối A, B, D thường có các Thủ khoa để vinh danh sau mỗi kì thi, thì khối C nói chung và môn Lịch sử nói riêng hầu như không có. Việc đạt được điểm 7, 8 đối với môn Lịch sử đã là điều khó khăn đối với các thí sinh, điểm 9, 10 gần như là không tưởng. Vậy thì tại sao?

Đáp án Đại học môn Lịch sử năm 2012 đang gây ra nhiều quan điểm trái chiều - Ảnh minh họa.
Đáp án Đại học môn Lịch sử năm 2012 đang gây ra nhiều quan điểm trái chiều - Ảnh minh họa.


Nguyên nhân có nhiều. Dư luận xã hội và cả những người có chức trách về chuyên môn và quản lí thường đổ lỗi chủ yếu cho chương trình, đội ngũ, chế độ đãi ngộ… Với tư cách là một giáo viên dạy lịch sử ở bậc THPT, đã từng tham gia nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi và các kì thi, tôi muốn lí giải thêm một khía cạnh khác, đó là đề thi và đáp án của kì thi.

Những năm trước, báo chí và các nhà chuyên môn đã lên tiếng nhiều nên chúng tôi không bàn thêm nữa. Năm nay, Bộ GD-ĐT cho công bố đáp án ngay sau kì thi, đây là sự đổi mới đáng mừng. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chỉ ra một số điểm bất hợp lí trong đáp án môn lịch sử của khối C kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 để lí giải tại sao học sinh lại sợ phải thi môn Lịch sử.
Câu 1: Yêu cầu của đề thi là: Cuộc  khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? (2 điểm). Đáp án đưa ra 4 ý, mỗi ý chia đều 0,5 điểm. Điều bất hợp lí là mất 3 ý đầu (1,5 điểm) rơi vào chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (theo SGK lịch sử lớp 12 - chương trình chuẩn - trang 76). Còn lại ý chính của đề thi chỉ còn 0,5 điểm. Với sự vênh nhau giữa đề thi và đáp án thì chỉ riêng câu hỏi này, học sinh đã mất oan 1,5 điểm rồi.

Câu 2: Yêu cầu của đề thi là: Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào? Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp (2 điểm).

Ở ý thứ nhất, đáp án chỉ yêu cầu thí sinh nêu được mốc thời gian của năm thời kì (0,5 điểm). Như vậy, những thí sinh giỏi sẽ không có cơ hội để thể hiện. Hay nói chính xác hơn là thể hiện mà không được thừa nhận. Bởi lẽ, thí sinh đạt mức độ thông hiểu trở lên đều trình bày được nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Việt Nam trong từng thời kì. Vậy tại sao không đặt ý này 1,0 điểm để ghi nhận điều đó, ý thứ 3 chỉ cần xác định được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946).

Tương tự như vậy, ý thứ 4 chỉ cần xác định được nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc, trong đó trọng tâm là kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Như thế cơ cấu điểm của câu này sẽ hợp lí và bám sát chương trình hơn. Còn nếu chấm theo đáp án đã công bố thì những thí sinh hiểu bài sẽ không được ghi nhận, ngược lại thí sinh chỉ cần nhớ, thuộc cũng đạt điểm.

Câu 4a, yêu cầu của đề là: Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh (3 điểm). Đáp án chia đều 6 ý, mỗi ý 0,5 điểm. Trong đó có 2 ý bất hợp lí:
Trong giai đoạn 1952-1973 được chia thành 2 ý, trong đó có một ý là: Phong trào nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật lên cao… Đây là tình hình chính trị xã hội chứ sao lại đưa vào đáp án chính sách đối ngoại. Thế là thí sinh tự nhiên mất 0,5 điểm vì đáp án không đúng.

Trong giai đoạn 1973-1989: Đáp án yêu cầu đề cập đến học thuyết Kaiphu, nhưng theo chương trình và thực tế lịch sử Nhật Bản thì học thuyết Kaiphu ra đời năm 1991. Như thế, thí sinh lại một lần nữa mất điểm.

Trên đây là một vài dẫn chứng cụ thể để thấy đáp án và chương trình dạy ở trường THPT có sự vênh nhau, mà phần thiệt thòi luôn thuộc về thí sinh, nhất là những thí sinh có năng lực. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho điểm thi của môn Lịch sử thường không cao và không bao giờ đạt điểm tuyệt đối như các môn khác, cũng là nguyên nhân vì sao thí sinh lại sợ thi môn Lịch sử như vậy.

ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012
 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Dư luận phẫn nộ cực điểm khi Fan cuồng có thư gửi Bộ Giáo dục

Clip xúc động: Con gái tôi, nó không thể chết

Xinh ơi là xinh những nữ sinh thi Đại học

Fan cuồng, càng đả kích càng... cuồng hơn

Nữ Thạc sĩ xinh đẹp gây sốt cư dân mạng Trung Quốc

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Hồ Tuấn Anh - Trường THPT Hoàng Mai (Nghệ An)