"Những kẻ giết hại voọc quý có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

19/07/2012 16:26
Hoàng Lực
(GDVN) -“Cần nghiêm trị, lên án những kẻ liên quan đến vụ giết khỉ (chà vá hay còn có tên gọi khác là voọc ngũ sắc) dã man tung ảnh lên các trang mạng, đây là hành vi vi phạm pháp luật cần xử lý nghiêm minh” – Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh nhận định.

Liên quan đến vụ việc một số thanh niên đã giết hại hai con khỉ (chà vá hay còn có tên gọi khác là voọc ngũ sắc) rồi chụp ảnh đăng lên trang mạng xã hội Facebook khiến dư luận xã hội bức xúc. Khi xem những bức ảnh giết và hành hạ hai con khỉ, hàng ngàn người chia sẻ trên khắp các diễn đàn mạng với hàng trăm bình luận. Tất cả đều bày tỏ sự căm phẫn đối với hành động được cho là “vô nhân tính” của đám thanh niên này.

Thông tin ban đầu được biết, những bức ảnh về hành vi giết hại và hành hạ dã man hai khỉ được đăng tải trong trang Facebook có tên Quang Nguyen Van (Được ghi địa chỉ trong facebook là người ở Quảng Nam). Qua hình ảnh nhận định ban đầu cho rằng đây là loài khỉ là chà vá chân xám, tên khoa học Pygathrix cinerea. Loài này thường sống trong các khu rừng từ Quảng Nam đến Kon Tum, được sách đỏ Việt Nam xếp vào nhóm rất nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng.

Những hình ảnh ghi lại quá trình giết hại chú voọc đang mang thai khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình. (Ảnh chụp lại màn hình)
Những hình ảnh ghi lại quá trình giết hại chú voọc đang mang thai khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình. (Ảnh chụp lại màn hình)

Để độc giả có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về vấn đề này, PV Báo điện tử GDVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) về những quy định xử phạt các hành vi buôn bán, săn bắt và giết hại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhận định ban đầu, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho rằng: “Với những hành vi như vậy cần phải nghiêm trị, thậm chí trong việc này có thêm tình tiết tăng nặng khi kẻ giết hại động vật quý hiếm còn ngang nhiên quảng bá, đưa hình ảnh hành hạ, giết hại dã man động vật quý hiếm lên trang mạng, như vậy vô hình chung là cổ xúy cho việc làm đó”.

Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Cần nghiêm trị những kẻ tham gia vụ giết hại khỉ dã man tung ảnh lên mạng"
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Cần nghiêm trị những kẻ tham gia vụ giết hại khỉ dã man tung ảnh lên mạng"

Cũng theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, hiện nay trong Bộ luật Hình sự điệu 190, quy định rất rõ: “Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Từ ngày 15-1-1994, Việt Nam đã tham gia ký Công ước CITES để bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Cho đến nay đã có khoảng 140 nước tham gia Công ước. Công ước quy định việc cấm buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng; việc kiểm soát, điều chỉnh các loài động, thực vật và việc bảo vệ, chăm sóc.v.v.
Ngoài việc tham gia Công ước CTTES, Việt Nam cũng đã tham gia các Công ước Ramsa, Bảo vệ sinh học quốc tế... Tiếp Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua vào ngày 13 tháng 11 năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009).
Đã có hàng nghìn người chia sẻ và bình luận lên án những hình ảnh của đám thanh niên này. (Ảnh chụp lại màn hình)
Đã có hàng nghìn người chia sẻ và bình luận lên án những hình ảnh của đám thanh niên này. (Ảnh chụp lại màn hình)

Trong đó tại Điều 7, Luật Đa dạng sinh học đã ghi rõ những hành vi bị nghiêm cấm đó là: Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, cùng với những quy định đảm bảo cho khu bảo tồn; nghiêm cấm việc săn bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ...

Cùng với đó trên các phương tiên truyền thông đại chúng liên tục thông tin về việc cấm săn bắt, giết hại động vật quý hiếm. Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, những hàng vi giết hại khỉ trong câu chuyện trên đáng bị lên án vì “biết luật mà vẫn phạm luật”.

Đồng thời theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, về khung hình phạt hiện nay vẫn còn khá nhẹ với tội danh này. “Cần ra tăng khu hình phạt để có tính răn đe, thậm chí với hành vi cố tình, gây hậu quả nghiêm trọng cần có mức án cao nhất. Cùng với đó mỗi địa phương khi phát hiện hành vi săn bắt giết hại động vật quý hiếm, cần xử lý nghiêm lãnh đạo, người có trách nhiệm. Để từ đó ở các địa phương, chính quyền đoàn thể cùng vào cuộc để ngăn chặn hành vi này” – Luật sư Tiến cho biết thêm.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về lên án nạn săn bắt và giết hại động vật hoang dã theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY

Điểm nóng
Tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ Góc ảnh độc giả
Văn hóa ứng xử nơi công cộng  Hình ảnh cười chỉ có ở giao thông VN
Hà Nội - một thời để nhớ
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
Hoàng Lực