Trung Quốc còn kém xa Nga, Mỹ-Âu về công nghệ máy bay trực thăng

19/07/2012 08:25
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, sina)
(GDVN) - Mặc dù Trung Quốc đạt được rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng, nhưng khoảng cách với Nga, phương Tây vẫn rất lớn.
Máy bay trực thăng Apache của Mỹ.
Máy bay trực thăng Apache của Mỹ.

Mạng tin tức công nghiệp quân sự Nga cho biết, Phó Viện trưởng Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga, Helamujixin (đọc âm tiếng Trung) có bài viết về vấn đề chế tạo và phát triển trang bị máy bay trực thăng trên thế giới, cho rằng, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự phát triển máy bay trực thăng quân dụng ở các nước Mỹ và châu Âu có xu thế tốt đẹp, hầu như không bị ảnh hưởng tiêu cực, sự phát triển của máy bay trực thăng Nga cũng rất thuận lợi.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Trung Quốc mặc dù cũng đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, nhưng khoảng cách về trình độ tổng thể giữa họ với Mỹ, châu Âu và Nga tạm thời vẫn tương đối lớn.

Chuyên gia Nga cho rằng, thông qua nghiên cứu sự biến đổi, phát triển quân đội của các nước NATO sau Chiến tranh Lạnh có thể phát hiện, số lượng trang bị bọc thép (ngoài xe vận chuyển binh lính bọc thép và xe ô-tô bọc thép) và đại pháo của quân đội NATO bị cắt giảm nhanh chóng, về chất lượng cũng không đổi mới, số phận của máy bay tác chiến cũng cơ bản tương tự, chỉ có máy bay trực thăng là ngoại lệ, không những số lượng trang bị hầu như không bị cắt giảm, mà còn chất lượng được đổi mới tương đối nổi bật, đại diện chính là máy bay trực thăng tấn công Apache của Mỹ và Tiger của châu Âu.

Các nước NATO ra sức tập trung vào lực lượng máy bay trực thăng, xu thế sử dụng phối hợp thống nhất rất rõ ràng. Chẳng hạn, Quân đội Đức xây dựng sư đoàn cơ động đường không thực chất là sư đoàn máy bay trực thăng; Lục quân Anh thành lập Bộ Tư lệnh Máy bay trực thăng Liên hợp, quản lý tất cả các lực lượng và phân đội máy bay trực thăng, và lữ đoàn đột kích nhảy dù 16;

Quân đội Thụy Điển gom tất cả máy bay trực thăng thành một liên đội bay độc lập, biên chế cho không quân; còn quân Mỹ đã đưa lữ đoàn hàng không của lục quân vào biên chế trực tiếp của sư đoàn-lục quân, mỗi sư đoàn biên chế hơn 100 máy bay trực thăng.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Máy bay trực thăng tấn công Tiger của châu Âu.
Máy bay trực thăng tấn công Tiger của châu Âu.
Máy bay trực thăng vũ trang Tiger ARH-1 của châu Âu.
Máy bay trực thăng vũ trang Tiger ARH-1 của châu Âu.

Chuyên gia Nga cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng trên chủ yếu là do tính thông dụng của máy bay trực thăng tương đối mạnh, có thể được phân đội đột kích nhảy dù sử dụng rộng rãi cho các cuộc chiến tranh và xung đột với bất cứ loại hình, quy mô nào, có thể bảo đảm tính cơ động chiến thuật ở mức độ tối đa, hầu như có thể hoàn toàn thay thế cho trang bị mặt đất, đã trở thành trang bị chiến đấu thông dụng nhất có thể đồng thời thích ứng với chiến tranh truyền thống và chiến tranh chống du kích.

Nhưng, điểm yếu chính của máy bay trực thăng là giá cả tương đối cao, tiêu hao nhiên liệu tương đối lớn, dễ bị các loại vũ khí trên không và mặt đất tấn công hơn so với các trang bị trên bộ, dễ bị hạn chế bởi địa điểm triển khai và điều kiện thời tiết, hơn nữa không thể vận chuyển trang bị hạng nặng.

Nhưng, số lượng trang bị hạng nặng của quân đội châu Âu ngày càng ít, vấn đề sử dụng máy bay trực thăng để điều động không còn nổi bật. Quân Mỹ có đủ lực lượng điều động tàu đổ bộ và máy bay vận tải, nhu cầu sử dụng máy bay trực thăng để vận tải cũng không cao.

Chuyên gia Nga cho rằng, máy bay trực thăng không thể thay thế, vừa không thể bị thay thế hoàn toàn, vừa rất khó được các trang bị khác thay thế cơ bản. Ngoài ra, máy bay trực thăng rất khó tiến hành hoàn thiện về “khái niệm”, trong tương lai dù phát triển thế nào, vẫn sẽ cơ bản duy trì nguyên dạng ban đầu.

Vì vậy, tính cần thiết nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng kiểu mới ngày càng nhỏ, rất nhiều nước thậm chí đã khôi phục sản xuất máy bay trực thăng kiểu cũ.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Máy bay trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 Hip của Nga.
Máy bay trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 Hip của Nga.
Máy bay vận tải quân dụng Mi-8 của Quân đội Nga.
Máy bay vận tải quân dụng Mi-8 của Quân đội Nga.

Chẳng hạn, năm 1994 Mỹ dừng sản xuất máy bay trực thăng Apache, nhưng sau 12 năm, đến năm 2005 Mỹ lại khôi phục sản xuất, đồng thời đã dừng chương trình nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng trinh sát tấn công thông dụng kiểu mới nhất RAH-66 Comanche.

Máy bay trực thăng Mi-8 Nga bay lần đầu tiên năm 1961, nhưng dây chuyền sản xuất Mi-8/Mi-17 luôn tiếp diễn thuận lợi đến hiện nay, sau hơn 50 năm, trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Chuyên gia Nga chỉ ra, các nước châu Á cũng rất tích cực nghiên cứu chế tạo các loại mẫu máy bay trực thăng vũ trang nội địa, hơn nữa thường tham khảo công nghệ của phương Tây và Nga, nhưng vẫn không thể phá vỡ vị thế độc quyền tuyệt đối của phương Tây và Nga, bất kể là máy bay trực thăng tấn công hay máy bay trực thăng vận tải.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Mặc dù máy bay trực thăng cá biệt của Nam Phi và Ấn Độ cũng rất tiên tiến, nhưng vị thế của chúng trên thị trường máy bay trực thăng thế giới hầu như không đáng kể, hơn nữa cũng chỉ trang bị số lượng ít cho quân đội trong nước.

Chỉ có Trung Quốc luôn nỗ lực khắc phục tình hình lạc hậu về phương diện trang bị lực lượng hàng không của lục quân, thu nhỏ khoảng cách với các nước tiên tiến.

Chẳng hạn, để thay thế máy bay trực thăng tấn công Z-9W được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng AS-365 của Pháp trước đây, Quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị máy bay trực thăng WZ-10 kiểu mới tương tự A-129 của Italia.

Nhưng, khoảng cách giữa Trung Quốc với các nước Mỹ, châu Âu và Nga trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng tạm thời vẫn tương đối lớn, ít nhất còn chưa nói tới có bao nhiêu chương trình tiên tiến độc lập, tự chủ nghiên cứu phát triển.

Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc.
Máy bay trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, sina)