Báo Nhật: Ấn Độ chiếm ưu thế về nguồn nhân lực tàu sân bay so với TQ

19/07/2012 07:51
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, sina.com.cn)
(GDVN) - Trên phương diện phát triển tàu sân bay, Trung Quốc chiếm ưu thế về phần cứng, nhưng Ấn Độ lại chiếm ưu thế về nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Ngày 16/7, tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc có ý định sử dụng cụm tác chiến tàu sân bay làm trung tâm để xây dựng hạm đội biển sâu đã không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, cường quốc trên biển mới nổi nào có ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay, Trung Quốc hay Ấn Độ? Điều này rất khó nói.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Theo báo Nhật, hiện vẫn không thể nhận định Trung Quốc và Ấn Độ, nước nào chiếm ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay. Riêng về phần cứng, Hải quân Trung Quốc có thể chiếm ưu thế, còn Hải quân Ấn Độ lại chiếm ưu thế về phương diện nguồn nhân lực quan trọng nhất.

Nếu hai hạm đội đụng độ nhau ở vùng biển của Trung Quốc, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc không chỉ sẽ cử lực lượng mặt nước, mà còn sẽ điều tàu ngầm, máy bay cất cánh từ sân bay trên đất liền và tên lửa chống hạm phóng từ trên đất liền, do đó hỏa lực tập trung sẽ lớn hơn nhiều sức mạnh của bản thân hạm đội.

Nhưng, nếu xung đột xảy ra ở vịnh Bengal, tình hình sẽ ngược lại. Trọng tải của tàu sân bay Vikramaditya là 45.000 tấn, trong khi trọng tải của tàu sân bay Varyag là 67.000 tấn. Kích thước rất quan trọng, thân tàu càng lớn, không gian dành cho kho chứa máy bay và đường băng cũng càng lớn, như vậy có thể mang theo lực lượng hàng không có quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.

Tàu sân bay Vikramaditya đang được Nga cải tạo cho Ấn Độ, hiện đã chạy thử trên biển.
Tàu sân bay Vikramaditya đang được Nga cải tạo cho Ấn Độ, hiện đã chạy thử trên biển.

Được biết, tàu sân bay Varyag có thể mang theo khoảng 26 máy bay chiến đấu cánh cố định, còn tàu Vikramaditya chỉ có thể mang theo 16 máy bay chiến đấu và 10 máy bay trực thăng.

Mặc dù số lượng hoàn toàn không thể quyết định tất cả, nhưng nó rất quan trọng trong tác chiến không đối không, vì vậy ưu thế nằm ở phía Trung Quốc.

Báo Nhật cho rằng, Hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn hơn so với Quân đội Trung Quốc về kỹ thuật bay và kỹ thuật điều khiển tàu. Những phi công của Không quân Mỹ từng diễn tập mô phỏng với Không quân Ấn Độ, đã ca ngợi kỹ thuật và sự tự tin của Không quân Ấn Độ.

Trong hơn 50 năm qua, ít ra Hải quân Ấn Độ cũng có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay. Hải quân Ấn Độ đã sớm có văn hóa hàng không trên biển, trong khi nguồn nhân lực Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng loại văn hóa này. Vì vậy, ưu thế thuộc về Ấn Độ.

Báo Nhật kết luận, trước khi thực sự triển khai chiến đấu, tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là “hộp đen”, không thể dự đoán ai hơn ai kém.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ. Ấn Độ có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay.
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ. Ấn Độ có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay.
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, sina.com.cn)