“Cuồng” thần tượng, lỗ hổng quản lý từ gia đình?

20/07/2012 11:00
K. Ngân (ghi)
(GDVN) - Hiện tượng bộ phận giới trẻ thần tượng thái quá, thậm chí gửi thư đến Bộ GD&ĐT đòi xin lỗi vì ra đề thi Văn khối D đã ‘xúc phạm’ sao Kpop không hẳn là phản ánh sự bất lực lối dạy con của gia đình mà đó là ‘lỗ hổng’ quản lý của bậc làm cha mẹ.
Đó là lời khẳng định của cô Nguyễn Thị Ninh - Giáo viên chuyên Văn Trường THPT Hà Nội Amsterdam về hiện tượng một bộ phận giới trẻ “mê muội” thần tượng, dẫn đến hành động thái quá, mù quáng thậm chí là tiêu cực. Vấn đề đặt ra là, vai trò của gia đình như thế nào, liệu điều đó có phản ánh sự bất lực, buông lỏng quản lý của những bậc làm cha mẹ hiện nay? 
Đánh giá về đề thi Văn khối D tuyển sinh đại học năm nay, cô Nguyễn Thị Ninh cho biết: “Đề ra rất mở, phù hợp với suy nghĩ của học sinh vì hiện nay vô vàn dòng nhạc du nhập vào Việt Nam không được chọn lọc, có thể sẽ gây ra những quan điểm lệch lạc cho giới trẻ. Và đề còn đáp ứng sự mong đợi bởi tính độc đáo, mới mẻ của phụ huynh, thí sinh về cách ra đề đóng khung, bó hẹp theo mô tip như mấy năm gần đây. Phải nói rằng, đề ra khá hay, hơi nhạy cảm, táo bạo và giúp các em thoải mái bộc bạch quan điểm, chính kiến của mình”.

Cô Ninh lý giải rằng, đề thi gây khá nhiều tranh cãi, có nhiều luồng ý kiến, có người phản đối, có người đồng thuận, cổ vũ cách ra đề táo bạo này. Tuy nhiên, một bộ phận rất nhỏ giới trẻ hiện nay có nhiều suy nghĩ thiển cận, cái nhìn chưa được đúng đắn lắm. Mỗi cách ra đề đều là hướng thiện, hướng học sinh vào suy nghĩ có lợi, tích cực để hoàn thiện bản thân, và đề này đã làm được như thế.
Fan ngất xỉu ở đêm diễn của thần tượng vẫn không đủ là bài học cảnh tỉnh.
Fan ngất xỉu ở đêm diễn của thần tượng vẫn không đủ là bài học cảnh tỉnh.
                                             TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012

Hiện tượng fan “cuồng” thần tượng một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ không còn mới mẻ trong xã hội hiện nay. Một fan Suju sẵn sàng coi họ là đấng tối cao, coi là người mang lại ánh sáng, sẵn sàng bỏ thi, vứt đi 18 năm ăn học chỉ để “bênh” thần tượng của mình. Thậm chí một cô bé rao bán “trinh tiết” để được vé xem show diễn của Sao Hàn, viết thư lên Bộ GD&ĐT yêu cầu phải xin lỗi vì đề thi Văn khiến nhiều người phải bàng hoàng vì cách suy nghĩ, cách “yêu” thần tượng của giới trẻ hiện nay. 

Lỗ hổng giáo dục của cha mẹ?

Fan cuồng, sự

Fan cuồng, sự "vụng dại" tạm thời hay "vũ điệu giận dữ"?

Chùm ảnh:

Chùm ảnh: "Thần tượng" của hàng nghìn thí sinh vạ vật ở vỉa hè

Sốc: Nam sinh đạp, ngồi lên đầu

Sốc: Nam sinh đạp, ngồi lên đầu "cụ rùa" ở Văn Miếu

Là một người mẹ có con đang học đại học năm thứ 2, cô Ninh thẳng thắn bày tỏ rằng: “Nói gia đình bất lực là không hẳn mà đó là những lỗ hổng, thiếu sót của cha mẹ trong việc dạy con từ nhỏ đến lớn. Nguyên nhân từ đâu? Một là họ quá mải mê với công việc; hai là suy nghĩ cần cho con mình một khoảng trời tự do để suy nghĩ hiện đại. Nhưng, hiện đại thì cũng phải truyền thống. Cha mẹ phải gần gũi, theo dõi và uốn nắn kịp thời, đôi khi là phải nghiêm khắc, không quá nuông chiều để rồi “bất lực” trước hành động sai trái của con”.

Cô Ninh nói rằng, cô cũng có con trai đang học năm thứ 2 đại học, cũng có nhiều thần tượng như GS Ngô Bảo Châu, cầu thủ Beckham hay diễn viên điện ảnh vợ chồng nhà Brad Pitt…Nhưng con cô chỉ dừng lại ở việc thích đọc, xem, tìm hiểu thông tin về những thần tượng đó, có mong muốn được như họ…chứ không “cuồng” đến mức bỏ ăn, quên ngủ hay mê muội quá.

Một bài toán khó cho bậc làm cha mẹ là nếu con mình bỏ nhà đi khi thần tượng ốm hay có những hành vi bất thường vì muốn bảo vệ thần tượng của mình. Về vấn đề này, cô Ninh chia sẻ rằng: “Đầu tiên, tôi sẽ gọi con về đối thoại trò chuyện trực tiếp, tìm hiểu vì sao con mình lại thần tượng. Tôi để nó nhận ra rằng thần tượng đến mức quá khích, mê muội, mù quáng như thế thì con được cái gì, con sinh ra trên đời này làm cái gì. Mình định hướng rằng thần tượng đó là quyền của con, con vẫn có thể thần tượng nhưng không thể để ảnh hưởng đến việc học hành, đến cuộc sống của con. Nếu như thế cuộc sống của con là phí uổng. 
Thứ hai, tôi sẽ đưa ra những thần tượng thực tế xung quanh cuộc sống như thầy cô, bạn bè ở trường…Ví dụ một bạn học sinh lớp 12 chuyên Anh vừa rồi, có 5 trường đại học nhận, trong đó có ĐH Harvard…Và tất nhiên tôi sẽ không triết lý quá nhiều về thần tượng.

Thứ ba, việc cấm con cái là cực đoan. Cấm đoán tụ tập bạn bè trong nhóm fan, cấm không được sử dụng internet hay mua băng đĩa về thần tượng nó thích là tối kỵ. Không thể "thủ tiêu" niềm đam mê của con như lấy nước dội vào đống lửa được bởi có khi là phản tác dụng. Cần thuyết phục mỗi ngày một ít, để chính con nhận ra và sửa đổi, không bắt con từ bỏ, tuyệt đối không mắng mỏ thậm tệ hay cấm đoán bạn bè….như vậy phản tác dụng, gây ra bi kịch cho con”.

Cô Ninh nói thêm rằng, những gia đình ấy là tế bào của xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là tế bào ung thư đang di căn. “Làm sao một vài cá nhân nhỏ lại có thể quy kết, chụp mũ cho xã hội được. Những ‘lỗ hổng’ quản lý là sai lầm của những bậc cha mẹ và bản thân họ cần tìm những chuyên gia tâm lý và không nên áp đặt bất kỳ phương pháp giáo dục nào ngay lập tức để giáo dục con mình”.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Câu chuyện xúc động về 'thần tượng' trong bài thi văn khối D

Có con là “Fan cuồng” thà đẻ ra “cái trứng để ăn” còn đáng hơn

Chùm ảnh: Muôn kiểu ngủ trưa của sĩ tử

Cô gái nhiễm chất độc da cam quyết tâm vào Đại học

Nữ Thạc sĩ xinh đẹp gây sốt cư dân mạng Trung Quốc

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

K. Ngân (ghi)