Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình

20/07/2012 06:56
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Hiện nay, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình tập trung toàn bộ ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có ý đồ chiến lược.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất hiện nay trên thế giới đã trang bị cho quân đội.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất hiện nay trên thế giới đã trang bị cho quân đội.

Tân Hoa xã dẫn bài viết từ "Nhật báo Khoa học Kỹ thuật" Trung Quốc cho rằng, gần đây, trên trang mạng của Hàn Quốc lần đầu tiên đã công bố một phương án thiết kế máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm kiểu mới do Hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Đây đã là phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Hàn Quốc đưa ra lần thứ ba.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Trước đó, tháng 1/2011, Trung Quốc công khai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư tự nghiên cứu phát triển J-20, Nga cũng bắt đầu cho bay thử liên tục máy bay chiến đấu tàng hình T-50.

Trước khi chính thức phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển máy bay thử nghiệm Shinshin, sẽ cho bay thử lần đầu tiên vào năm 2014.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu kiểu Hàn Quốc (KFX) đang cùng phát triển với Indonesia, có tính năng ưu việt hơn KF-16, cũng có tính năng tàng hình.

Các nước đua nhau phát triển, trang bị máy bay chiến đấu tàng hình có mục đích và động cơ đáng phải nghiên cứu, đồng thời sự đấu đá khắp nơi trong quan hệ quốc tế và tính toán chiến lược đằng sau cũng đáng phải tiến hành nghiên cứu.

Có những máy bay chiến đấu tàng hình nào?

Căn cứ vào sự khác nhau về tiêu chuẩn của các nước khác nhau, máy bay chiến đấu tàng hình có thể gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc thứ năm. Máy bay chiến đấu tàng hình chủ yếu có tiêu chuẩn “4S”, tức là khả năng tàng hình cao, khả năng tuần tra siêu âm, khả năng tấn công vượt tầm nhìn và khả năng siêu cơ động.

Hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình đang được các nước trên thế giới sử dụng hoặc đang nghiên cứu chủ yếu có máy bay chiến đấu F-22 Raptor và máy bay F-35 Lightning của Mỹ, máy bay T-50 của Nga, máy bay J-20 của Trung Quốc, máy bay Shinshin của Nhật Bản, máy bay FGFA của Ấn Độ và máy bay KF-X của Hàn Quốc.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Máy bay chiến đấu tàng hình tấn công liên hợp F-35 của Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình tấn công liên hợp F-35 của Mỹ.

Máy bay chiến đấu F-22 là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất đã trang bị cho quân đội hiện nay, máy bay chiến đấu này là một loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, có tính năng tác chiến vượt trội.

Tương xứng với máy bay này là máy bay chiến đấu F-35 được mệnh danh là “máy bay chiến đấu thế giới”, máy bay chiến đấu này do Mỹ liên kết với 8 quốc gia cùng nghiên cứu, phát triển, đã ứng dụng rất nhiều công nghệ hàng không mới tiên tiến, mức độ thông minh hoá bảo trì, sửa chữa cao.

Còn T-50 là máy bay chiến đấu tàng hình của cường quốc hàng không truyền thống Nga, vừa bay thử cách đây không lâu, máy bay chiến đấu này cũng là máy bay chiến đấu hạng nặng trên không, đã đại diện cho trình độ máy bay chiến đấu tàng hình cao nhất của Nga hiện nay, có ưu thế khoảng cách cất cánh ngắn.

FGFA của Ấn Độ là máy bay chiến đấu tàng hình hợp tác với Nga nghiên cứu phát triển trên nền tảng T-50. Máy bay chiến đấu Shinshin của Nhật Bản đang ở trong giai đoạn nghiệm chứng công nghệ, đồng thời máy bay chiến đấu này đã đưa ra khả năng “F3”, tức là “phát hiện trước”, “tấn công trước” và “tiêu diệt trước”.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Hàn Quốc cũng ký với Indonesia một bản ghi nhớ cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, công tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu KF-X đã bắt đầu.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình?

Báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là để ứng phó với thách thức mới, củng cố ưu thế tuyệt đối trên không.

Mỹ là nước duy nhất trên thế giới hiện nay sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình đã đi vào hoạt động, hơn nữa cũng là nước có động cơ và mong muốn trang bị máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Là máy bay chiến đấu tàng hình quý giá trong vũ khí trang bị của không quân hiện nay, Không quân Mỹ thể hiện một phong độ vương giả không nhường ai.

Đồng thời, trong nội bộ Quân đội Mỹ với sự cạnh tranh tương đối kịch liệt giữa các quân chủng, đã đưa ra tư tưởng tác chiến mới và phương án máy bay chiến đấu mới. Đây cũng là thủ đoạn tất yếu để Không quân Mỹ duy trì vị thế vượt trội của họ, tranh thủ nhiều hơn nân sách quốc phòng.

Điều đáng đề cập tới là, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu mới cũng đã được Chính phủ Mỹ quan tâm chặt chẽ, được các tập đoàn sản xuất vũ khí có ảnh hưởng cực lớn trên chính trường thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo báo Trung Quốc, Nga không cam chịu lạc hậu, công nghiệp hàng không được tích luỹ rất nhiều. Nga là nước lớn hàng không truyền thống, chiếm vị trí rất quan trọng trong lịch sử hàng không thế giới, nhiều loại máy bay chiến đấu Nga với đại diện là MiG-29 và Su-27 là truyền thuyết kinh điển đã làm nên lịch sử hàng không thế giới.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có đề cập tới radar AESA tính năng cao, công nghệ lực đẩy véc-tơ và thiết kế, nước sơn kết cấu tàng hình, những thứ này đều có dự trữ công nghệ rất hùng hậu ở Nga, đồng thời đã tiến hành ứng dụng và nghiệm chứng ở một phận máy bay chiến đấu hiện nay.

Có thể nói, đối với người Nga, máy bay T-50 bay thử là “hợp tình hợp lý”, thậm chí là một việc dễ như trở bàn tay. Đồng thời, diện tích lãnh thổ Nga rộng lớn, an toàn trên không rất quan trọng đối với quốc gia vắt ngang hai châu lục lớn này.

Đối với Nga, muốn bảo vệ thành công chủ quyền quốc gia, một loại máy bay chiến đấu tàng hình phù hợp với trào lưu phát triển của máy bay chiến đấu đương đại rõ ràng rất quan trọng và cần thiết.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh đến động cơ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mang tính “chính nghĩa” của Trung Quốc là để “bảo vệ an ninh và lợi ích phát triển của mình, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới”.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Cùng với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng đi vào chiều sâu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ngày càng nặng, độ khó cũng dần dần tăng lên.

Trong tình hình chi tiêu quân sự rất có hạn, Trung Quốc luôn “giỏi” bám theo và lựa chọn vũ khí trang bị có ý nghĩa mang tính chiến lược, bất kể là bom nguyên tử hay tàu ngầm hạt nhân.

Thông qua công nghệ và kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong thực tiễn chế tạo máy bay chiến đấu và công nghiệp hàng không, Trung Quốc sơ bộ đã có thực lực nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng, Trung Quốc rất “kiềm chế” trong vấn đề nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình.

Điều này cũng cho thấy, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình chỉ có động cơ duy nhất, theo báo Trung Quốc, đó là thông qua vũ khí sát thủ có chủng loại và số lượng hạn chế, “bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích phát triển, thúc đẩy hoà  bình và phát triển của thế giới”.

Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng không cam chịu đứng ngoài, tích cực tìm cách phát triển. Đây là những nước có ảnh hưởng nhất định ở châu Á và trên thế giới, có mối quan tâm rất lớn đối với máy bay chiến đấu tàng hình.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Ấn Độ là nước lớn mang tính khu vực, lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ cùng với tình hình an ninh tiểu lục địa Nam Á thường xuyên không ổn định đều thúc đẩy Ấn Độ rất nhạy cảm với vũ khí trang bị tiên tiến có thể khẳng định được sức mạnh quốc gia.

Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình Shinshin
Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình Shinshin

Nhật Bản tuy bị “chế ước” trong phát triển trang bị, nhưng dựa vào khả năng chế tạo công nghiệp hùng hậu của họ, và quan hệ đồng minh với Mỹ, khát vọng trở thành nước lớn quân sự mạnh mẽ và quan hệ láng giềng tương đối căng thẳng, đều thúc đẩy Nhật Bản có thái độ kiên quyết trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, không thể ngăn cản.

Hàn Quốc tuy hoàn toàn không phải là nước lớn quân sự mang ý nghĩa truyền thống, nhưng tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, ý thức dân tộc mạnh mẽ cũng thúc đẩy Hàn Quốc không thoả mãn với sự bảo hộ của quân đồng minh.

Trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, thái độ của Hàn Quốc có thể nói là “có điều kiện thì phải tiến lên, không có điều kiện cũng phải tiến lên”.

Thẻ bài mới trong cuộc đấu đá chiến lược

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Với tư cách là máy bay chiến đấu tàng hình có ý nghĩa cột mốc trong lịch sử hàng không quân sự thế giới, không chỉ sẽ gây ra tác động to lớn đối với hình thức của chiến tranh, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế và tình hình địa-chiến lược của thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu tàng hình đã vượt lên cấp độ của vũ khí trang bị, đằng sau hình bóng của nó hàm chứa cuộc đấu đá giữa các nước lớn và sự tính toán chiến lược.

Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay, mục tiêu chiến lược hàng đầu của họ chính là bảo vệ địa vị bá quyền, điều này cũng làm cho vũ khí trang bị được họ nghiên cứu phát triển cũng phải phù hợp với sự định vị chiến lược này.

Đồng thời, Mỹ là nước duy nhất hiện nay công khai thừa nhận nghiên cứu phát triển và sản xuất 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình. Sự tính toán chiến lược đằng sau 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình này rất rõ ràng, nội hàm phong phú.

F-22 và F-35 cao thấp phối hợp, bổ sung cho nhau, cùng phác hoạ ra trụ cột chính của Không quân Mỹ tương lai.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Mô hình máy bay chiến đấu KFX Hàn Quốc.
Mô hình máy bay chiến đấu KFX Hàn Quốc.

Với tư cách là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22 cho nước khác.

Bởi vì máy bay chiến đấu F-22 đã tích hợp rất nhiều công nghệ mũi nhọn của Mỹ, tính năng tác chiến rất ưu việt, có vai trò rất quan trọng đối với việc củng cố địa vị bá quyền của Mỹ.

Đồng thời, ý nghĩa của máy bay chiến đấu F-35 tỏ ra có ý vị rất sâu xa. Máy bay chiến đấu này được Mỹ đứng đầu, hợp tác với các nước đồng minh nghiên cứu phát triển, điều này không chỉ làm giảm chi phí và rủi ro nghiên cứu chế tạo loại máy bay chiến đấu này, đồng thời phương thức hợp tác nghiên cứu phát triển này có đặc điểm thương mại rất mạnh.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Nhưng, F-35 có sự khác biệt tương đối (trình độ) với F-22 về tính năng, ngược lại, điều này cũng tiếp tục củng cố ưu thế của Mỹ về máy bay chiến đấu tàng hình, và làm cho các nước đồng minh phụ thuộc lâu dài vào Mỹ trong nghiên cứu phát triển công nghệ và duy tu bảo dưỡng máy bay chiến đấu tàng hình.

Đồng thời, điều này cũng đã hạn chế có hiệu quả và tiếp tục kiểm soát lực lượng trên không của các nước đồng minh, đã đạt được mục đích củng cố quan hệ đồng minh, duy trì bá quyền thế giới.

Có thể nói như này, Mỹ dùng 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình “nho nhỏ”, đã thu được hiệu quả và lợi ích “rất lớn” trên 2 phương diện an ninh và kinh tế.

Hiện nay, các nước có nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hầu như toàn bộ tập trung ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, hiện tượng “tập hợp” này hoàn toàn không phải là trùng hợp.

Trước hết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vị trí quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, khu vực này đã tập trung 3 nước thường trục của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 3 nước BRIC, và khu vực này không thiếu các vấn đề điểm nóng quốc tế như bán đảo Triều Tiên.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Ấn Độ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình dựa trên nền tảng máy bay T-50 của Nga.
Ấn Độ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình dựa trên nền tảng máy bay T-50 của Nga.

Đồng thời, khu vực này đã tập trung 3 nền kinh tế lớn trên thế giới và các nước mới nổi, có thị trường khổng lồ, triển vọng kinh tế tốt đẹp. “Nhiệt độ” chính trị và kinh tế tăng cao chắc chắn sẽ truyền tới cấp độ quân sự, máy bay chiến đấu tàng hình đã trở thành thẻ bài mới đấu đá giữa các nước chủ yếu ở châu Á-Thái Bình Dương.

Đối với Nga, Putin mở ra thời đại 3.0, chính quyền mới đang coi trọng phát triển khu vực Viễn Đông, mạnh mẽ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng, ở khu vực này đang tồn tại bán đảo Triều Tiên căng thẳng và tranh chấp quần đảo Nam Kuril giữa Nga-Nhật. Đồng thời, sức ép chiến lược của Mỹ nhằm vào Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng rất lớn.

Cho nên, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình là một trong những thủ đoạn quan trọng để duy trì ưu thế quân sự của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, động thái của Nga cũng có lợi cho sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ở mức độ nhất định đã làm giảm sự phát triển của các hành động bá quyền ở khu vực này, đã bảo vệ sự cân bằng chiến lược ở khu vực này.

Đối với Mỹ, máy bay chiến đấu tàng hình không chỉ đã củng cố địa vị của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà cũng đã tăng cường quan hệ giữa họ với các nước đồng minh ở khu vực này, đã tăng thêm một thẻ bài mới cho họ can dự tình hình khu vực này.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ tồn tại các nước lớn khu vực truyền thống, mà còn tồn tại nước lớn khu vực trỗi dậy nhanh chóng-Ấn Độ và Nhật Bản, Hàn Quốc-những nước có thực lực kinh tế mạnh.

Các nước mới nổi đều khát vọng đóng vai trò ảnh hưởng ngày càng quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mở rộng lợi ích quốc gia của mình, tìm kiếm quyền phát ngôn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – một “trung tâm mới” của thế giới.

Máy bay chiến đấu tàng hình trở thành giấy thông hành của các nước mới nổi đi lên vũ đài đấu đá giữa cá nước lớn truyền thống, trở thành hy vọng mới cho các nước này sinh tồn, phát triển, tiến bộ trong thế kỷ mới.

Các nước mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm đến nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, chắc chắn sẽ làm cho tình hình châu Á-Thái Bình Dương vốn đã vô cùng phức tạp, càng trở nên không rõ ràng và gay cấn.

Có thể nói, Mỹ nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sớm nhất, đã gây ra phản ứng dây chuyền, về khách quan đã tạo ra hiện tượng “tập trung” máy bay chiến đấu tàng hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này cũng đã phần nào tạo ra cuộc chạy đua ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm gia tăng các nhân tố bất ổn ở khu vực này.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Mô hình máy bay KFX Hàn Quốc.
Mô hình máy bay KFX Hàn Quốc.
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)