Các tài liệu cổ khẳng định đường lưỡi bò được nhào nặn "vô căn cứ"

22/07/2012 06:12
Hoàng Lâm
(GDVN) - Trong rất nhiều tài liệu bản đồ cổ của cả người Việt Nam và người nước ngoài, Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời xưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thường được gọi chung dưới cái tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa hoặc Đại Trường Sa.

Theo nhiều tài liệu, các bản đồ cổ, tài liệu về lịch sử, địa lý thời xưa, v.v... thì Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. . Trong ảnh là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ đất nước Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu, các bản đồ cổ, tài liệu về lịch sử, địa lý thời xưa, v.v... thì Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
. Trong ảnh là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ được giám mục Jean Louis Taberd thực hiện và xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam hiện nay.
Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ được giám mục Jean Louis Taberd thực hiện và xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam hiện nay.

Một phần bản đồ An Nam đại quốc họa đồ
Một phần bản đồ An Nam đại quốc họa đồ

Trong ảnh là 4 trang trong cuốn Phủ Biên tạp lục do Lê Quý Đôn viết năm 1776 có nội dung về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải.
Trong ảnh là 4 trang trong cuốn Phủ Biên tạp lục do Lê Quý Đôn viết năm 1776 có nội dung về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải.

"Phủ biên tạp lục” gồm 6 quyển, được đánh giá là tài liệu cổ mô tả kỹ càng nhất về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Phủ biên tạp lục” gồm 6 quyển, được đánh giá là tài liệu cổ mô tả kỹ càng nhất về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản đồ cổ vùng Viễn Đông, Brion de la Tour, 1774. Trên bản đồ vẽ quần đào Paracel (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Đàng Trong, Đại Việt.
Bản đồ cổ vùng Viễn Đông, Brion de la Tour, 1774. Trên bản đồ vẽ quần đào Paracel (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Đàng Trong, Đại Việt.

Châu bản Triều Nguyễn chép về giao thông hàng hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam
Châu bản Triều Nguyễn chép về giao thông hàng hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hoàng Lâm