Học sinh bị thầy "tra tấn" ở Thái Nguyên chỉ là những "con chuột bạch"

24/07/2012 06:02
Độc giả Phạm Hoài Thu
(GDVN) - Học sinh ở Trung tâm dạy thêm cấp 2 chỉ là những "con chuột bạch" được mang ra thí nghiệm và đánh cuộc trong một phương pháp dạy học phản giáo dục. Nếu cứ ăn đòn là học sinh học giỏi lên thì cần gì đến trường học và người thầy…
LTS: Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài viết, video liên quan đến việc thầy giáo ở Thái Nguyên “tra tấn” học sinh, phản ánh việc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tại TP Thái Nguyên áp dụng phương pháp “dạy học bằng roi mây”, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi bức xúc của độc giả. Hầu hết các phản hồi của độc giả gửi về tòa soạn đều thể hiện sự bức xúc, lên án phương pháp dạy học bằng bạo lực. Nhiều độc giả đã bức xúc gọi Trung tâm bồi dưỡng cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn là “nhà tù” với những hình phạt “tàn khốc”, gọi những học sinh bị đánh đập khi vi phạm là những “con chuột bạch” được mang ra thí nghiệm để kiểm chứng một phương pháp dạy học phản giáo dục. Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải nội dung lá thư của độc giả Phạm Hoài Thu phản ánh về vấn đề này.
Phương pháp dạy học bằng bạo lực khiến dư luận choáng váng, phẫn nộ của Trung tâm dạy thêm cấp 2 ở Thái Nguyên
Phương pháp dạy học bằng bạo lực khiến dư luận choáng váng, phẫn nộ của Trung tâm dạy thêm cấp 2 ở Thái Nguyên
0 – 3 điểm bị 3 roi, 4 điểm bị 2 roi, 5 điểm bị 1 roi. Cách đánh đòn cũng rất quy củ, học sinh bị đánh sẽ được gọi trèo lên một chiếc bàn học, nằm úp mặt xuống bàn. Giáo viên dùng roi mây to bằng ngón tay út, được quấn kín băng dín đen rồi quật mạnh vào mông học sinh… Nguyên tắc bị đánh là không được kêu đau, không phản ứng”, đọc những dòng này tôi thực sự thấy bức xúc và phẫn nộ. Xem clip mới thấy ông thầy đánh quá dã man. Nhìn học sinh nằm úp trên mặt bàn kêu than, cầu khẩn mà thấy quá đau lòng. Ông cha ta nói: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thế nhưng trong trường hợp này thì tính chất câu chuyện lại ngược lại hoàn toàn mất rồi. Có thể cách dạy của trung tâm này sẽ làm các em học sinh tiến bộ hơn về mặt kiến thức (xin nhấn mạnh là có thể thôi), nhưng một vấn đề được đặt ra, đó là những đòn roi các em phải nhận hàng ngày khi đi học sẽ tác động rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ của các em. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn trẻ thơ. Đứa trẻ ấy lớn lên trong đòn roi, học hành trong roi vọt liệu có thể phát triển được bình thường? Điều đáng nói hơn là chính thầy giáo, những người được coi là hình mẫu chuẩn mực nhất, lại dùng vũ lực với học sinh của mình. Thử hỏi làm sao không xuất hiện nhiều hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, phân hơn thua, mạnh yếu bằng nắm đấm. Khi người thầy không còn là tấm gương thì còn dạy được ai nữa? Người thầy không có đức độ, không ôn hòa, thích bạo lực… liệu có xứng đáng làm thầy, xứng đáng đứng trên bục giảng được nữa không? Đọc báo, nghe đài, xem ti vi thấy nhan nhản những vụ bạo lực học đường. Học sinh đánh nhau, lột áo bạn, quay clip tung lên mạng… Thầy đánh trò, trò đánh thầy. Mọi mối quan hệ trong môi trường học đường đều đang đảo lộn, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bạo lực học đường trong xã hội hiện đại đã đủ nhức nhối, đã đến mức quá báo động. Xã hội này sẽ ra sao khi đào tạo ra một thế hệ con người máu lạnh, ưa bạo lực và luôn cho rằng bạo lực là cách để giải quyết vấn đề? Giáo dục là một nghề đặc thù nhất trong các nghề đặc thù. Bởi lẽ, đối tượng của giáo dục không phải là gạch, là ngói, là đất, là đá… mà là con người. Cách giáo dục dùng đòn roi chỉ là cách nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ thơ một cách máy móc, thụ động mang tính rập khuôn.

Xem clip con bị “tra tấn” ở Thái Nguyên, phụ huynh đòi “xử” giáo viên

Xem clip con bị “tra tấn” ở Thái Nguyên, phụ huynh đòi “xử” giáo viên

Lời thú nhận rùng mình của giáo viên “tra tấn” học trò ở Thái Nguyên

Lời thú nhận rùng mình của giáo viên “tra tấn” học trò ở Thái Nguyên

Chấn động clip thầy giáo ở Thái Nguyên

Chấn động clip thầy giáo ở Thái Nguyên "tra tấn" nữ sinh

Với cách giáo dục bằng bạo lực, trẻ sẽ học tập mang tính chất ứng phó. Chúng sẽ không còn niềm vui đến lớp, không được biết đến cảm giác “mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” mà chỉ là tâm trạng sợ hãi, lo cách ứng phó sao cho không bị thầy đánh. Học sinh sẽ tìm mọi cách để gian dối nhằm tránh được roi vọt. Đây cũng là một trong những căn nguyên khiển trẻ con “tập nhiễm” thói dối trá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những học sinh chuyên ăn đòn của thầy liệu rằng có tránh được tình trạng “lì đòn” không? Tâm sinh lí sẽ phát triển một cách lệch lạc, bệnh hoạn là điều không thể tránh được nếu các em cứ phải sống và tiếp xúc với một môi trường giáo dục như thế này. Có lẽ, trung tâm này không nhận thức được rằng, cách giáo dục bằng bạo lực sẽ đem lại trăm ngàn mối hậu họa cho chính các em, cho gia đình và xã hội. Bạo lực gia đình, bạo lực xã hội hẳn một phần xuất phát từ đây. Những học sinh ở trung tâm dạy thêm cấp 2 chỉ là những con chuột bạch được mang ra thí nghiệm và đánh cuộc trong một phương pháp dạy học phản giáo dục. Nếu cứ ăn đòn là học sinh học giỏi lên thì cần gì đến trường học, cần gì đến người thầy… Tại sao tôi nói những học sinh này là những chú chuột bạch? Đơn giản, bởi lẽ các em đang được trung tâm mang ra làm vật thí nghiệm, để đo độ hiệu quả của phương pháp dạy học bằng bạo lực. Thật nực cười khi nghĩ rằng, cứ ăn đòn là học sinh sẽ học giỏi lên… Tôi cũng không thể tưởng tượng được sao vẫn có những ông bố, bà mẹ tin tưởng gửi gắm con cái vào học trong một môi trường như thế? Không biết đã đành, nhưng đằng này có người đã sớm “nghe danh” phương pháp dạy học bằng roi mây của trung tâm dạy thêm cấp 2. Phải chăng những bậc cha mẹ ấy cũng muốn mang con ra đánh cuộc, làm thí nghiệm để kiểm chứng phương pháp dạy học này? Nói cho cùng, học sinh học dốt là do năng lực có hạn, do môi trường học tập không tốt, do ý chí hạn chế, do di truyền… Tôi phải nhấn mạnh rằng, phương pháp dạy học bằng bạo lực là phản giáo dục dù chúng ta sống trong thời đại nào. Những người làm thầy nhưng lại dùng bạo lực không thương tiếc với học sinh không xứng đáng với chữ “thầy” cao quý. Họ không thể đào tạo ra những học sinh ưu tú, xuất sắc bằng phương pháp phản giáo dục, phản khoa học như vậy. Họ đang góp phần tạo ra những “hạt sạn” cho xã hội. Các em bị mang ra làm vật thí nghiệm mà không biết trước được những hậu quả gì đang chờ đón mình. Hy vọng rằng, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc. Ngành giáo dục Việt Nam không thể tồn tại những lỗ hổng lớn như vậy.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Phạm Hoài Thu