GS. Phạm Đức Dương: "Ý thức của nhiều người Việt rất kém"

25/07/2012 06:40
Kim Ngân (Thực hiện)
(GDVN) - "Khi người nước ngoài sang Việt Nam tham quan, họ có thái độ rất tôn trọng quy định, truyền thống, nếp sống, phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân nhiều người Việt ý thức lại rất kém, thường bộc lộ lối ứng xử thiếu tôn trọng đối với văn hóa truyền thống dân tộc".
LTS: Sau khi đăng tải bài viết Sốc: Nam sinh đạp, ngồi lên đầu "cụ rùa" ở Văn Miếu , độc giả và cư dân mạng tỏ ra hết sức bất bình trước hành động của nam thanh niên mặc áo đen “hồn nhiên” đứng trên đầu rùa để chụp ảnh trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khi xem những hình ảnh ấy, nhiều người cho rằng hành vi đó là vô văn hóa, thiếu tôn trọng di tích lịch sử quốc gia. Một câu hỏi đặt ra là sự kính trọng, giữ gìn lịch sử, văn hóa của một bộ phận thế hệ thanh niên hiện nay... đang đi đâu về đâu?

PV Báo GDVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Đức Dương, Nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội nghiên cứu Đông Nam Á của Việt Nam, là một chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ và văn hoá Đông Nam Á, và là Giáo sư kiêm nhiệm của Khoa Ngôn ngữ học.

                                              TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012

GS.TS Phạm Đức Dương nói rằng bia đá được đặt trên mình rùa trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám có ý nghĩa rất thiêng liêng, tốt đẹp. (ảnh Kim Ngân).
GS.TS Phạm Đức Dương nói rằng bia đá được đặt trên mình rùa trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám có ý nghĩa rất thiêng liêng, tốt đẹp. (ảnh Kim Ngân).
                                                       HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

- Thưa GS, là một người nghiên cứu về văn hóa, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa bia đá đặt trên mình rùa ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
GS.TS Phạm Đức Dương: Ý nghĩa Văn Miếu của Việt Nam khác với hệ thống thờ thần trên thế giới ở chỗ những người đỗ đạt cao được đúc bia, ghi lên đá và để trên mình con rùa. Từ xưa đến nay, con rùa thể hiện sự trường tồn, vĩnh cửu.
Văn Miếu là biểu tượng cho truyền thống hiền tài, là nguyên khí của quốc gia. Từ xưa đến nay người Việt tôn trọng người tài, Văn Miếu là biểu tượng vô cũng đẹp, hết sức linh thiêng và ý nghĩa sâu xa của người Việt Nam.
Khi tổng thống Mỹ Bill Cliton sang thăm Việt Nam, ông đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám bởi ông muốn trải nghiệm văn hóa, hiểu được văn hóa truyền thống, cổ xưa của Việt Nam. Ông đã trân trọng để tay lên đầu rùa, bia đá để tỏ lòng kính trọng. 
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của đất nước. Như vậy, người thanh niên “ngang nhiên” đứng trên đầu rùa để chụp ảnh là thiếu tôn trọng nền văn hóa truyền thống của dân tộc?

Ký ức hãi hùng của

Ký ức hãi hùng của "nữ sinh" bị "tra tấn" bằng roi mây ở Thái Nguyên

51 trường đã có điểm thi: ĐH Dược có 3 thủ khoa đạt 29 điểm

51 trường đã có điểm thi: ĐH Dược có 3 thủ khoa đạt 29 điểm

GS. Phạm Đức Dương: "Ý thức của nhiều người Việt rất kém" ảnh 4

"Tra tấn" học sinh bằng đòn roi là biểu hiện của sự bất lực

GS.TS Phạm Đức Dương:
Thường người ta hay quy vào hành động vô văn hóa bởi tất cả người Việt Nam cũng như người nước ngoài rất tôn trọng văn hóa Việt Nam.
Bất cứ ai đó không có thái độ kính trọng bia đá, đầu rùa tôi đều cho là vô văn hóa. Nhìn ở góc độ lấy truyền thống văn hóa làm quy chuẩn thì hành động của cậu nam thanh niên đứng trên đầu rùa là không thể chấp nhận được, là thiếu tôn trọng tài sản văn hóa của dân tộc. 
Nhưng cũng phải hiểu tâm lý của thanh niên bây giờ thường hay làm ngược người lớn. Người lớn để tay thì anh ta ngồi hoặc đứng lên. Vì vậy, khoan quy vội nó là vô văn hóa. Giống như sự “sáng tạo” từ thành ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” thành câu nói “Một con ngựa đau cả tàu được ăn cỏ” đã lưu truyền trên mạng, thậm chí là xuất bản. Tôi cho rằng, không nên quá phê phán, quá gay gắt. Ý nghĩa văn hóa là không thể thay đổi và buộc người có văn hóa phải tôn trọng, tỏ lòng kính trọng đối với di sản văn hiến của dân tộc. 
Hơn nữa, thế giới là đa chiều. Vì vậy nên phân tích tâm lý, suy nghĩ của cậu thanh niên đó để có cái nhìn đa chiều, chứ không nên quy kết vội.
- Có người cho rằng đó là hành vi “chà đạp” lên văn hóa dân tộc, lịch sử của đất nước, GS thấy sao?
GS.TS Phạm Đức Dương: Tất cả mọi suy luận đều được hết bởi đấy là hành động vô văn hóa, thiếu kính trọng những người hiền tài, di tích văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, nếu quy kết đó là hành vi “chà đạp” lên văn hóa, lịch sử của đất nước thì là chụp mũ, đó chỉ là một cá nhân thôi. Phải nhìn nhận một cách khách quan hơn, hiểu được động cơ, thái độ của người thanh niên, chứ không thể gán ý chủ quan của mình vào hành động ấy. Việc lấy dư luận xã hội, truyền thống mà mình phê phán là thiếu tình, thiếu lý.
- Là người am hiểu ngôn ngữ, văn hóa nhiều nước, GS có thể chia sẻ văn hóa tham quan cũng như thái độ tôn trọng lịch sử, văn hóa của người nước ngoài so với người Việt?
GS.TS Phạm Đức Dương: Khi người nước ngoài sang Việt Nam tham quan, họ có thái độ rất tôn trọng quy định, truyền thống, nếp sống, phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân nhiều người Việt ý thức lại rất kém, thường bộc lộ lối ứng xử thiếu tôn trọng đối với văn hóa truyền thống dân tộc. Ném rác bừa bãi, làm trái quy định ở những khu di tích… và đạp, ngồi lên đầu rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là một hành vi như vậy.
Cái đó nói lên trình độ dân trí của người Việt còn thấp, rất tùy tiện nên sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa chưa cao. Vì vậy, giáo dục cần đưa dân trí cao hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên nên có cái nhìn nhận đúng đắn với di sản văn hóa dân tộc để cùng với dân tộc làm cho người nước ngoài hiểu được văn hóa người Việt Nam, có thái độ ứng xử tốt đẹp để giữ thể diện, bộ mặt của người Việt Nam.
- Theo GS, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sự hiểu biết và lòng tự tôn dân tộc cho những người Việt trẻ?
GS.TS Phạm Đức Dương: Cách tốt nhất là giáo dục, đặc biệt là giáo dục thanh thiếu niên. Nhưng giáo dục như thế nào thì vẫn là một bài toán khó. Rõ ràng, thế hệ của tôi và học trò bây giờ khác nhau ghê gớm. Khác nhiều chứ, khác về mọi mặt. Như ngày xưa họ trọng nhân nghĩa, giờ người ta trọng tiền. Mỗi thời đại, xã hội khác nhau có yêu cầu khác nhau và thanh niên phải ứng xử phù hợp với thời đại này. Tôi cho rằng phải có sự thay đổi. Thay đổi là tất yếu.
Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, xã hội tiến bộ kéo theo sự đi xuống của đạo đức, văn hóa bị ăn mòn dần. Ví dụ như nước Nhật ngày càng phát triển và khi tôi hỏi người Nhật về tình thân gia đình thì đa số họ đều lắc đầu là không giữ được như trước. Sự hiện đại đang biến đổi trong chính từng gia đình. Chính chúng ta phải nhìn nhận, hiểu được thì mới gìn giữ truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc.
Trân trọng cảm ơn GS về cuộc trao đổi này!

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Kim Ngân (Thực hiện)