Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "Bộ GD nên xem xét đạo đức thầy đánh học trò"

26/07/2012 06:01
Bích Thảo (Thực hiện)
(GDVN) - "Bộ đứng đầu một ngành nên tất nhiên là phải chịu trách nhiệm với mọi việc liên quan đến ngành giáo dục Việt Nam. Do đó chắc chắn là việc thầy giáo đánh học sinh, Bộ cũng cần phải can thiệp kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả. Phải nhanh, gấp như là đem nước đi dập lửa ấy... Chúng ta không nên ngại ngần loại bỏ những thành phần bị tha hóa về đạo đức, không đủ chuyên môn".
Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi hoang mang khi chứng kiến những clip thầy giáo thẳng tay đánh học sinh tại một trung tâm dạy thêm ở Thái Nguyên. Liệu rằng cách giáo dục này có được các nhà chuyên môn đánh giá cao? Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng PGS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục về vấn đề này.
PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục
PGS. Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Thầy đánh học trò thì không xứng đáng làm thầy 

- Thưa PGS Trần Xuân Nhĩ, ông nghĩ sao về hiện tượng thầy cô giáo tại một trung tâm dạy thêm ở Thái Nguyên dùng roi vọt để phạt học sinh?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi thì thầy giáo không bao giờ được đánh học sinh cả. Một khi đã đánh là xúc phạm đến thân thể của trẻ, là vi phạm pháp luật. Câu nói “thương cho roi, cho vọt” của ngày xưa không phải đúng trong mọi lúc nhất là trong giáo dục. Thầy giáo cô giáo tốt là cần phải nhẹ nhàng tìm hiểu xem các em sai sót chỗ nào để có thể giúp trẻ học tốt hơn. Thầy giáo tốt là cần phải biết cách tìm đến nguyên nhân khiến trẻ không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu chỉ biết dùng roi vọt trút lên người học sinh thì thật sự những người đó không xứng đáng làm thầy. Tôi xin nhấn mạnh việc đánh học sinh không phải là đạo đức của người làm thầy, đánh học sinh là vi phạm pháp luật.

Học sinh bị thầy

Học sinh bị thầy "tra tấn" ở Thái Nguyên chỉ là những "con chuột bạch"

GĐ Sở Giáo dục Thái Nguyên: Tôi rất bất bình khi học sinh bị đánh

GĐ Sở Giáo dục Thái Nguyên: Tôi rất bất bình khi học sinh bị đánh

Vụ “tra tấn” học trò Thái Nguyên: Bị đánh nhiều nhất, chậm tiến nhất

Vụ “tra tấn” học trò Thái Nguyên: Bị đánh nhiều nhất, chậm tiến nhất

- Những người thầy kia cho rằng đánh học sinh là do các em quá lười học, học dốt, nên cần phải đòn roi để giáo dục các em. Ông nghĩ sao về những lí do mà họ đưa ra?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Đó chỉ là sự ngụy biện mà thôi. Không có bất cứ tài liệu nào cho phép thầy cô đánh học sinh vì học sinh học dốt hay vì lí do gì đó. Còn vấn đề học sinh học dốt thì cần phải xem xét gốc rễ của vấn đề. Học dốt là thế nào? Liệu có phải xuất phát từ phương pháp dạy chưa hiệu quả của thầy cô? Liệu có phải kiến thức đó quá cao siêu so với trình độ của các em? Người thầy cần phải tìm hiểu để có cách khắc phục kịp thời. Theo tôi, học trò dốt một phần rất lớn là do cách giáo dục của giáo viên. Do vậy nếu như có đánh học trò dốt thì trước tiên cần phải đánh chính những người thầy dạy các em học dốt đó, vì các thầy chưa có phương pháp dạy một cách tốt nhất. Trẻ bị đánh đập có xu hướng trở nên bạo lực hơn
- Việc thầy cô dùng roi vọt đánh học sinh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, thưa ông?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Tất nhiên là ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Trẻ hình thành nhân cách trước hết là nhờ tình thương của cha mẹ, thầy cô. Ngày càng có nhiều trẻ trở nên thô bạo, bạo lực, không có lòng thương đối với người khác vì chúng thấy rằng bản thân mình cũng bị đánh đập nhiều quá. Chính cách giáo dục thô bạo từ nhà trường và gia đình khiến trẻ trở nên mất lòng tin vào con người, dễ vi phạm pháp luật. Đáng ra các thầy giáo cần thương các em, cần phải năn nỉ, ôn tồn với trẻ để hiểu các em. Từ đó các em sẽ thấy rằng các thầy cô cũng thương yêu mình thì mình cần phải làm sao để đền đáp công lao của thầy cô. Đòn roi sẽ không sinh ra những đứa trẻ ngoan được, mà chính tình thương sẽ làm nên nhân cách tốt cho trẻ. - Ông đánh giá như thế nào về đạo đức và trình độ của những người thầy dùng roi vọt đánh học sinh?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Những người thầy dùng roi vọt đánh học sinh là không có lòng thương với trẻ. Khi dùng roi quất vào da thịt của trẻ, đáng lẽ chính người thầy, người làm cha mẹ càng phải thấy đau xót. Khi đánh các em đau rồi thì các em đâu còn tâm trạng, sức khỏe để mà học hành tốt được nữa. Đánh học sinh cũng là thể hiện sự bất lực của giáo viên. Người thầy đó thiếu nghiệp vụ sư phạm trong việc tìm hiểu tâm lí, cũng như phương pháp dạy tốt nhất cho trẻ. - Ông nghĩ sao về những người làm cha, làm mẹ lại khuyến khích việc dùng roi vọt trong giáo dục con cái?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Nếu như có hiện tượng đó thì có lẽ các bậc cha mẹ cũng chưa đúng, chưa làm đúng trách nhiệm, bổn phận của mình rồi. Khi con bị đánh lằn da, lằn thịt thì cha mẹ cần phải đau xót chứ. Mình đẻ con ra, nuôi con mình thì phải biết đau xót khi con bị đánh mới đúng là những người cha mẹ tốt. 
Thầy giáo đánh học sinh (ảnh từ clip)
Thầy giáo đánh học sinh (ảnh từ clip)
- Nếu như con ông bị đánh thì ông sẽ xử lí như thế nào với các thầy cô đó?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Tôi sẽ phân tích cho giáo viên đó thấy việc làm của họ là không đúng. Thầy cần phải kết hợp với gia đình để cùng giáo dục cho trẻ tốt hơn. Mặt khác tôi cũng sẽ phản ánh đến những người lãnh đạo nhà trường để nói rõ hành động đánh học sinh để có thể ngăn chặn kịp thời.- Thời ông còn đi học có khi nào xảy ra hiện tượng đánh học sinh hay không?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Tôi nghĩ là có nhưng không phải phổ biến đâu. Riêng tôi thì chưa bao giờ bị đánh cả, đôi lúc nghịch ngợm có bị các thầy cô mắng thôi. - Theo ông việc thầy giáo đánh học sinh như ở Thái Nguyên trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến đâu? Bộ cần phải can thiệp như thế nào để chấn chỉnh hiện tượng dùng roi vọt trong giáo dục hiện nay?
PGS. Trần Xuân Nhĩ: Bộ đứng đầu một ngành nên tất nhiên là phải chịu trách nhiệm với mọi việc liên quan đến ngành giáo dục Việt Nam. Do đó chắc chắn là việc thầy giáo đánh học sinh, Bộ cũng cần phải can thiệp kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả. Phải nhanh, gấp như là đem nước đi dập lửa ấy. Tôi đã nói việc thầy giáo mà đánh học sinh thì không có đủ tư cách làm thầy, Bộ GD&ĐT cần và nên xem xét đạo đức của những người này có xứng đáng để làm người thầy nữa hay không. Trước tiên là cảnh cáo, nhắc nhở những người giáo dục học trò bằng roi vọt, nếu họ không chịu nhận sai và sửa chữa, tôi nghĩ cần phải đuổi những người đó ra khỏi ngành. Chúng ta không nên ngại ngần loại bỏ những thành phần bị tha hóa về đạo đức, không đủ chuyên môn.
Trân trọng cảm ơn ông!
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012  - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Từ vụ "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên: Con giun xéo lắm cũng oằn

75 trường ĐH, CĐ có điểm: HV Bưu chính HCM có 1.400 bài dưới điểm 5

PGS. Văn Như Cương "sốc" vì học sinh bị "tra tấn" bằng roi mây

Học sinh bị thầy "tra tấn" ở Thái Nguyên chỉ là những "con chuột bạch"

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Sốc với clip: Trẻ em bị đánh đập như thời trung cổ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo (Thực hiện)