Những thủ phạm gây mệt mỏi khi tỉnh giấc

28/07/2012 09:43
GD (TH Ảnh)/ Bee
Trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đêm, nghiến răng khi ngủ... có thể gây mất ngủ, miệng khô, đau nhức họng, cổ và mệt mỏi kéo dài. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trào ngược dạ dày thực quản: Theo một số nghiên cứu mới đây, 25% trường hợp ngủ kém chưa rõ nguyên nhân liên quan tới chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng không triệu chứng. Ngoài ngủ không ngon, khi tỉnh dậy, người bệnh thường thấy miệng có vị đắng, chua.
Trào ngược dạ dày thực quản: Theo một số nghiên cứu mới đây, 25% trường hợp ngủ kém chưa rõ nguyên nhân liên quan tới chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng không triệu chứng. Ngoài ngủ không ngon, khi tỉnh dậy, người bệnh thường thấy miệng có vị đắng, chua.
Axit trào ngược, ngay cả khi không có triệu chứng của ợ nóng đều dẫn tới giấc ngủ chập chờn. Đến khi tỉnh dậy, quá trình tiêu hóa đã hoàn thành nên người bệnh không rõ nguyên nhân ngủ không ngon giấc.
Axit trào ngược, ngay cả khi không có triệu chứng của ợ nóng đều dẫn tới giấc ngủ chập chờn. Đến khi tỉnh dậy, quá trình tiêu hóa đã hoàn thành nên người bệnh không rõ nguyên nhân ngủ không ngon giấc.
Tiểu đêm: Theo ước tính của Tổ chức chăm sóc giấc ngủ Mỹ, 65% người già bị mất ngủ do chứng tiểu đêm. Triệu chứng của bệnh là liên tục trở mình và đi tiểu nhiều lần. Một số người sau khi tỉnh giấc không thể ngủ trở lại, một số khác có giấc ngủ chập chờn nhưng không tỉnh hẳn.
Tiểu đêm: Theo ước tính của Tổ chức chăm sóc giấc ngủ Mỹ, 65% người già bị mất ngủ do chứng tiểu đêm. Triệu chứng của bệnh là liên tục trở mình và đi tiểu nhiều lần. Một số người sau khi tỉnh giấc không thể ngủ trở lại, một số khác có giấc ngủ chập chờn nhưng không tỉnh hẳn.
Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, nước tiểu sẽ được trữ lại để đảm bảo giấc ngủ liền mạch từ 6 - 8 tiếng. Khi về già, chức năng này suy giảm do sự giảm sút hormone ADH.
Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, nước tiểu sẽ được trữ lại để đảm bảo giấc ngủ liền mạch từ 6 - 8 tiếng. Khi về già, chức năng này suy giảm do sự giảm sút hormone ADH.
Tật nghiến răng: Nghiến răng là hoạt động cơ - thần kinh vô thức. Theo ước tính, chỉ khoảng 5% trường hợp nghiến răng biết tình trạng của mình khi vợ/chồng họ phát hiện âm thanh lạ hoặc nha sĩ phát hiện ra vết mòn trên răng.
Tật nghiến răng: Nghiến răng là hoạt động cơ - thần kinh vô thức. Theo ước tính, chỉ khoảng 5% trường hợp nghiến răng biết tình trạng của mình khi vợ/chồng họ phát hiện âm thanh lạ hoặc nha sĩ phát hiện ra vết mòn trên răng.
Siết chặt hàm là một dạng khác của tật nghiến răng, với dấu hiệu là cảm giác đau và cứng ở cổ khi thức dậy. Tật nghiến răng kéo theo tình trạng căng các khối cơ nên làm nhiễu quá trình thư giãn cần thiết cho giấc ngủ.
Siết chặt hàm là một dạng khác của tật nghiến răng, với dấu hiệu là cảm giác đau và cứng ở cổ khi thức dậy. Tật nghiến răng kéo theo tình trạng căng các khối cơ nên làm nhiễu quá trình thư giãn cần thiết cho giấc ngủ.
Chân không yên: Một hội chứng khác cũng tương tự với "chân không yên" là rối loạn chuyển động định kỳ của tay chân (PLMD). Nguyên nhân chính xác của hai chứng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng có liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu hụt giấc ngủ REM. Chứng chân không yên khiến người bệnh không thể ngủ sâu. Tình trạng giật mạnh ở các cơ khiến bệnh nhân tỉnh giấc hoàn toàn hoặc tỉnh giấc một phần từ giấc ngủ sâu.
Chân không yên: Một hội chứng khác cũng tương tự với "chân không yên" là rối loạn chuyển động định kỳ của tay chân (PLMD). Nguyên nhân chính xác của hai chứng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chúng có liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu hụt giấc ngủ REM. Chứng chân không yên khiến người bệnh không thể ngủ sâu. Tình trạng giật mạnh ở các cơ khiến bệnh nhân tỉnh giấc hoàn toàn hoặc tỉnh giấc một phần từ giấc ngủ sâu.
Thở bằng miệng, ngáy: Khi tỉnh dậy, người bệnh có cảm giác khô miệng, hơi thở hôi hoặc có nước dãi rớt trên gối hay trên khóe miệng. Thở bằng miệng và ngáy khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ bởi nó đi ngược lại quy luật hô hấp ở người. Cơ thể lúc này không tiếp nhận đủ oxy để thư giãn hoàn toàn. Chứng ngủ ngáy mãn tính, kèm theo một số triệu chứng như thở hổn hển hoặc khịt mũi có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn với chứng ngưng thở khi ngủ.
Thở bằng miệng, ngáy: Khi tỉnh dậy, người bệnh có cảm giác khô miệng, hơi thở hôi hoặc có nước dãi rớt trên gối hay trên khóe miệng. Thở bằng miệng và ngáy khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ bởi nó đi ngược lại quy luật hô hấp ở người. Cơ thể lúc này không tiếp nhận đủ oxy để thư giãn hoàn toàn. Chứng ngủ ngáy mãn tính, kèm theo một số triệu chứng như thở hổn hển hoặc khịt mũi có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn với chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ: Bệnh khiến người mắc ngủ chập chờn, mệt mỏi kéo dài, họng và cổ đau. Một chứng rối loạn khác dẫn tới các triệu chứng tương tự là hội chứng tăng sức cản đường thở trên (UARS) với thời gian ngưng thở dưới 10 giây. Với chứng ngưng thở khi ngủ, hầu họng hẹp lại, khiến cơ thể không lấy đủ oxy. Còn khi bị UARS, không khí vào phổi bị ngăn bởi vị trí của lưỡi. Khi nhận được tín hiệu lượng oxy không đủ, não bộ sẽ tỉnh giấc, dẫn tới giấc ngủ chập chờn.
Ngưng thở khi ngủ: Bệnh khiến người mắc ngủ chập chờn, mệt mỏi kéo dài, họng và cổ đau. Một chứng rối loạn khác dẫn tới các triệu chứng tương tự là hội chứng tăng sức cản đường thở trên (UARS) với thời gian ngưng thở dưới 10 giây. Với chứng ngưng thở khi ngủ, hầu họng hẹp lại, khiến cơ thể không lấy đủ oxy. Còn khi bị UARS, không khí vào phổi bị ngăn bởi vị trí của lưỡi. Khi nhận được tín hiệu lượng oxy không đủ, não bộ sẽ tỉnh giấc, dẫn tới giấc ngủ chập chờn.
Rối loạn nhịp ngày đêm: Trong trường hợp này, dù ngủ đủ giấc nhưng người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, uể oải cả ngày hoặc buồn ngủ khi lái xe. Rối loạn nhịp ngày đêm thường do những hành vi sinh hoạt thất thường như thức khuya trong phòng bật đèn sáng, làm ca đêm, sử dụng máy tính trên giường hoặc lượng ánh sáng trong phòng quá nhiều.
Rối loạn nhịp ngày đêm: Trong trường hợp này, dù ngủ đủ giấc nhưng người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, uể oải cả ngày hoặc buồn ngủ khi lái xe. Rối loạn nhịp ngày đêm thường do những hành vi sinh hoạt thất thường như thức khuya trong phòng bật đèn sáng, làm ca đêm, sử dụng máy tính trên giường hoặc lượng ánh sáng trong phòng quá nhiều.
Bóng tối kích thích quá trình sản sinh melatonin, báo cho não bộ biết đã đến giờ đi ngủ. Ngược lại, khi mắt tiếp nhận ánh sáng, quá trình sản sinh melatonin bị ngưng lại. Một lượng nhỏ ánh sáng xung quanh phòng cũng có thể ngăn cơ thể rơi vào trạng thái ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị có màn hình sáng cũng gây ra vấn đề trong sản sinh melatonin bởi ánh sáng lúc này chiếu thẳng vào mắt.
Bóng tối kích thích quá trình sản sinh melatonin, báo cho não bộ biết đã đến giờ đi ngủ. Ngược lại, khi mắt tiếp nhận ánh sáng, quá trình sản sinh melatonin bị ngưng lại. Một lượng nhỏ ánh sáng xung quanh phòng cũng có thể ngăn cơ thể rơi vào trạng thái ngủ hoặc duy trì giấc ngủ sâu. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị có màn hình sáng cũng gây ra vấn đề trong sản sinh melatonin bởi ánh sáng lúc này chiếu thẳng vào mắt.
GD (TH Ảnh)/ Bee