Nếu ăn đòn là học giỏi, Bộ GD nên phổ biến cách dạy học bằng roi mây

28/07/2012 05:58
Độc giả Nguyễn Hải Yến
(GDVN) - Nếu chỉ cần đánh là học sinh giỏi lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phổ biến phương pháp này rộng rãi. Bộ nên cho tất cả các trường áp dụng hình thức dạy học bằng roi mây như trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn. Và tất nhiên, xã hội sẽ... loạn.
LTS:Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được những phản hồi, bình luận phẫn nộ của độc giả với hành vi dùng roi mây đánh học trò không thuộc bài tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên.

Độc giả Nguyễn Hải Yến (Gia Lâm – Hà Nội) bức xúc cho rằng, nếu chỉ cần đánh đập là học sinh học giỏi lên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cần cho phổ biến cách dạy học bằng bạo lực đến các nhà trường thay vì đau đầu chỉ đạo, quản lí như hiện nay.
Tôi tin rằng, bất cứ độc giả nào theo dõi loạt bài liên quan đến việc trung tâm bồi dường kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên “tra tấn” học sinh bằng roi mây đăng trên báo Giáo dục Việt Nam đều có chung tâm trạng phẫn nộ, bức xúc như tôi lúc này. Hành động ấy nó quá chợ búa và man rợ! Đấy không phải là cách mà một người thầy, một trung tâm giáo dục dùng để “ứng xử” và giáo dục học sinh. 

Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

Dùng roi mây

Dùng roi mây "dạy" học sinh là chà đạp lên một nền giáo dục chân chính

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD:

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "Bộ GD nên xem xét đạo đức thầy đánh học trò"

Tôi lấy làm lạ! Với cách giáo dục này, không hiểu vì lí do gì mà trung tâm của ông Tuấn vẫn tồn tại được 5 năm nay và được xem là một địa chỉ dạy học uy tín? Không hiểu vì sao, đa số phụ huynh lại tán thành với cách dạy học này, thậm chí một số học sinh bị đánh cũng coi đó là chuyện bình thường. Thế nhưng, dù họ dùng bất cứ lí do nào để ngụy biện cho hành vi đánh phạt học sinh bị điểm kém bằng roi mây, tôi vẫn thấy đó là chuyện không thể chấp nhận được. Nó quá phi lí! Nó quá phản giáo dục! Đó không phải là phương cách những người làm thầy dùng để ứng xử với học trò. Nó đầu đường xó chợ lắm, không có tính nhân văn, nhân đạo… Thật khó mà hình dung, những người tự nhận là “thầy” nhưng lại sẵn sàng vung tay, dồn lực đánh đập thậm tệ học sinh của mình là những con người như thế nào nữa? Họ đang nghĩ gì? Họ đang muốn gì? Họ có nhận thức được việc họ đang làm là gì không? Họ có cảm nhận được những sự đau đớn mà học sinh của mình đang phải chịu không? Họ có lường hết những việc làm ấy sẽ để lại hậu quả như thế nào với học sinh của mình hay không?… Có lẽ họ đang “lầm đường lạc lối” mất rồi. Giáo dục bằng bạo lực. Thật nực cười và phi lí! Xã hội hiện đại, văn minh, dân chủ như thế này mà vẫn còn có những con người ấu trĩ như vậy sao? Họ nghĩ sự học là cái gì? Phải chăng cứ nhồi nhét, cứ đánh, cứ chửi là học sinh học khá lên? Giáo dục không đơn giản như vậy bởi đối tượng của giáo dục là con người. Những phương pháp phản giáo dục chỉ tạo ra những con người không chân chính, những sản phẩm tồi tệ cho xã hội. Không phải ngẫu nhiêu mà có câu khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” ở các trường học. Không phải ngẫu nhiên mà GS. Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của mô hình giáo dục thực nghiệm ở Việt Nam – Viện Công nghệ giáo dục lại nói: “Mỗi ngày đến trường háo hức một ngày vui”. Học phải đi liền với hứng thú và sự say mê. Giáo viên phải là người khơi gợi được sự hứng thú, say mê ấy cho học sinh của mình. Học sinh đến trường và chỉ thực sự học khi các em thấy được niềm vui, sự thoải mái, hứng khởi,… và tình yêu với môn học chứ không phải là cật lực lao vào làm bài tập chỉ để khỏi bị ăn roi mây. 
Hành động dùng roi mây đánh học sinh bị điểm kém của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tiếp tục khiến dư luận quan tâm và phẫn nộ
Hành động dùng roi mây đánh học sinh bị điểm kém của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tiếp tục khiến dư luận quan tâm và phẫn nộ
Cách giáo dục bằng bạo lực như trung tâm bồi dưỡng cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn chỉ dạy học sinh cách học ứng phó và thói gian dối. Học ứng phó để không bị điểm kém, không bị ăn roi. Gian dối mọi cách để “qua mặt” giáo viên bằng những bài kiểm tra đạt yêu cầu. Điều này một phần lí giải vì sao, trẻ con ngày nay biết gian dối từ khi còn rất nhỏ. Ngay từ khi đi học, học sinh đã được tiếp xúc với môi trường bạo lực như thế. Các em bị biến thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Chính những người thầy đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em, dạy các em những bài học đạo đức, đối nhân xử thế… lại là chủ thể của bạo lực. Liệu rằng một môi trường học tập như thế có khiến học sinh học tập tốt lên, có khiến học sinh thêm yêu và trân trọng những giá trị của cuộc sống này? Nếu cứ đánh đập là học sinh học giỏi lên thì đơn giản quá! Giáo viên lúc đó sẽ trở nên thừa thãi. Họ chỉ cần ngày ngày đến lớp ghi cái đầu bài lên bảng và đánh học sinh, bắt học sinh làm bài để học sinh học giỏi lên. Học sinh cũng chỉ cần cắn răng chịu đòn roi của thầy cô để giỏi lên. Và nếu chỉ cần đánh là học sinh giỏi lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phổ biến phương pháp này rộng rãi ra. Bộ nên cho tất cả các trường áp dụng hình thức dạy học bằng roi mây như trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn. Và tất nhiên, xã hội sẽ... loạn.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Nguyễn Hải Yến