Thai phụ cần thận trọng khi dùng yến, sâm, nhung

28/07/2012 11:23
Theo PNCN
Hiện nay không ít bà bầu dùng yến, sâm, nhung để có được những đứa con trắng trẻo, khỏe mạnh…
Với quan niệm yến là thực phẩm quý hiếm nên nhiều người cho rằng đầu tư bồi bổ cho bé từ khi còn trong bào thai sẽ hiệu quả gấp bội. Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, khi phân tích tổ yến, người ta thấy trong yến chứa gần 50% đạm (có các acid amin histidin, acginin, xystin, tryptophan, thyroxin), 30,55% đường và một số khoáng chất photpho, sắt, kali và canxi. >> Tra cứu điểm thi đại học 2012 nhanh, chính xác nhất>> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn Bác sĩ Hà Thị Hồng Linh - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM cho rằng, yến chứa những chất bổ dưỡng như những thực phẩm khác. Vì thế trông chờ yến sẽ làm trắng da, khỏe mạnh là điều không thể. Hơn nữa, yến thuộc loại thực phẩm đắt tiền, nếu tập trung dùng yến mà sao nhãng những thực phẩm khác sẽ khiến thai nhi thiếu một số vi chất quan trọng như: iốt, acid folic… Những người có kinh tế vừa phải chỉ cần chọn: thịt, cá, trứng, sữa, đậu… cũng đã đủ chất cho thai nhi.
Tương tự, sâm cũng được nhiều bà bầu lựa chọn như một loại thuốc trợ lực trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, theo Đông y, dùng sâm cần có chỉ định của thầy thuốc để tránh tác dụng phụ. Đã có nhiều người lâm nạn chỉ vì dùng sâm không đúng. Cụ thể như đang mang thai có thể bị động thai, còn những người đau bụng thuộc “thể hàn” (ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng...) sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Người cao huyết áp dùng nhân sâm cũng dễ bị huyết áp tăng cao, người mất ngủ cũng không thể dùng sâm, nhất là vào lúc chiều tối. Lộc nhung có công dụng mạnh gân xương, bổ huyết nên nhiều người cũng dùng món này để đỡ mất máu khi khai hoa nở nhụy, bảo vệ xương, răng, giúp sức khỏe dẻo dai… Tuy nhiên, trong Đông y, lộc nhung cũng là thuốc, nếu dùng không đúng cũng dễ gặp tác dụng phụ nguy hiểm như: rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Yến, sâm, nhung, mỗi loại đều có công dụng riêng mà người xưa chủ yếu dùng cho người cao tuổi mà cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng. Song, việc sử dụng liều lượng thế nào cũng cần có thầy thuốc kê toa, bắt mạch. Việc tự dùng các loại chất bổ này rất dễ chuốc họa vào thân.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Ăn những thực phẩm này, coi chừng bị "tẩy chay" vì... hôi miệng

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Những lợi ích không ngờ của cá chép đối với sức khỏe

Điểm danh các loại củ quả ăn nhiều dễ nhiễm độc

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Delete" chứng hôi chân với thảo dược quanh ta

Mộc nhĩ đen: thực phẩm ngon - vị thuốc quý cho cả gia đình

Theo PNCN