Báo TQ lại khoe khoang về khả năng tấn công siêu xa của J-20

29/07/2012 19:46
Việt Dũng (nguồn báo Thanh Niên, Trung Quốc)
(GDVN) - "Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc có khả năng hội nhập với hệ thống tác chiến nhất thể hóa đa chiều lục-hải-không quân-không gian-điện tử".
Các nhiệm vụ mà máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc có thể thực hiện (báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).
Các nhiệm vụ mà máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc có thể thực hiện (báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).

Tờ “Thanh niên” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng: "việc nghiên cứu chế tạo và bay thử thành công máy bay chiến đấu tàng hình J-20 sẽ tăng thêm sức mạnh chiến thắng trên không mới trong tác chiến liên hợp nhất thể hóa của Quân đội Trung Quốc (PLA), khẳng định Trung Quốc kiên định, tự giác hơn trên con đường phát triển sáng tạo độc lập tự chủ về công nghiệp hàng không".

Từ hệ thống đến hệ thống

Theo bài báo Trung Quốc, không chỉ có thiết kế tàng hình, ngoại hình khí động học là tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ mới, những đột phá sáng tạo về thông tin hóa của máy bay chiến đấu J-20 và theo đó mở ra con đường công nghệ cho liên hợp nhất thể hóa càng có ý nghĩa mang tính tiêu chí.

Chẳng hạn, hệ thống điện tử hàng không tổng hợp có bản quyền sở hữu trí tuệ, không chỉ có chức năng trinh sát, giám sát và kiểm soát nhiều mục tiêu đối đất, đối hải, đối không, mà còn có chức năng xử lý, phối hợp và phân phát thông tin mạnh. Nó vốn không chỉ là thiết bị cảm biến, mà còn là một trung tâm xử lý, phối hợp và phân phát thông tin.

Báo Trung Quốc "thổi" rằng: Nó không chỉ đưa thông tin dò được, thông qua liên kết dữ liệu băng thông rộng, phân phát tới các địa chỉ cần thiết như cơ quan chỉ huy, mà còn có thể kết hợp các thông tin từ các cơ quan chỉ huy và địa chỉ khác.

Điều này không chỉ làm cho trình độ thông minh, tự động hóa kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay của J-20 được nâng cao rất lớn, mà còn làm cho J-20 có khả năng hội nhập với hệ thống tác chiến nhất thể hóa đa chiều lục-hải-không quân-không gian-điện tử với phạm vi rộng hơn, cấp độ nhiều hơn, mức độ sâu hơn, từ đó làm cho mô hình tác chiến của nó phong phú hơn, chức năng nhiệm vụ đa dạng hơn, khả năng tác chiến mạnh hơn.

Máy bay nguyên mẫu J-20 thứ 2 đánh số 2002 bay thử thành công.
Máy bay nguyên mẫu J-20 thứ 2 đánh số 2002 bay thử thành công.

Như vậy, vai trò nổi bật của J-20 trên các phương diện như nhận biết thông tin, hội nhập thông tin, phân phát thông tin và sử dụng thông tin sẽ mở ra con đường công nghệ trên không liên hợp nhất thể hóa của lực lượng quân sự Trung Quốc, đồng thời làm chuyển biến phương thức tăng trưởng khả năng tác chiến trên không.

Từ tấn công máy đến tác chiến nhất thể trên không-mặt đất

Nghiên cứu chế tạo và sử dụng máy bay tác chiến không chỉ phản ánh thực lực công nghiệp hàng không, học thuyết tác chiến trên không và tư duy phát triển của một nước, mà còn phản ánh tham vọng của một nước đối với không gian và bầu trời, phản ánh mưu tính và xu thế chiến lược của một nước.

Bài báo cho rằng, Không quân Trung Quốc từ khi thành lập đến phát triển trước sau “không thay đổi chiến lược phòng không lãnh thổ”, không thay đổi tư tưởng chỉ đạo chiến lược “phòng ngự tích cực”. Nhưng “phòng ngự tích cực” không có nghĩa là chỉ phòng thủ mà không tấn công.

Trên cơ sở kiên trì thực hiện phương châm chiến lược phòng ngự tích cực, Không quân Trung Quốc cần “có khả năng ứng phó với nhiều mối đe dọa an ninh, hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa, cần xây dựng hệ thống vũ khí trang bị kết hợp giữa không gian và bầu trời, kiêm tấn công và phòng thủ”.

Theo đó, trang bị hàng không và chiến trường trên không phải từ tập trung đánh máy bay xâm phạm chuyển sang vừa tấn công máy bay đối phương đột nhập vừa tấn công lực lượng mặt đất và tàu chiến đối phương xâm nhập, tạo điều kiện cho thực hiện tác chiến liên hợp nhất thể hóa, tác chiến nhất thể trên không-mặt đất.

Máy bay thử nghiệm J-20 của Trung Quốc.
Máy bay thử nghiệm J-20 của Trung Quốc.

Là máy bay tiêm kích tàng hình hạng nặng, một đặc điểm nổi bật khác của J-20 là đột phá phòng không, kết hợp trên không-mặt đất, kiêm tấn công và phòng thủ. Nó không chỉ có các đặc điểm thông thường của máy bay tác chiến thế hệ mới như bay tàng hình, tuần tra siêu âm, cơ động vượt trội, kết nối siêu cấp, mà còn có đặc điểm bay thời gian dài, tấn công siêu xa.

Cùng với việc thực hiện phòng ngự tổng hợp, thông qua khoang phụ tác chiến điện tử (pod), tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm gần, bom bay có thể thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp như áp chế điện từ, đột phá phòng không (từ trên không), đánh chặn trên không, chi viện trên không cự ly gần, tấn công đối đất tầm xa, tầm trung và tầm gần.

Đặc biệt là thông qua sử dụng vũ khí kiểu mới, khả năng tấn công đối với các mục tiêu có tốc độ cao, mối đe dọa cao và giá trị cao sẽ có sự phát triển mang tính đột phá.

Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, một chuyên gia hàng không nổi tiếng từng đánh giá về máy bay J-20: Trung Quốc đã hoàn thành luận chứng, thiết kế và chế thử máy bay chiến đấu thế hệ mới với thời gian ngắn hơn người khác, gây ngạc nhiên cho giới hàng không. Khả năng tấn công (dự đoán) cũng gây kinh ngạc, do “công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng sáng tạo, thực lực nghiên cứu phát triển và kinh nghiệm phong phú”.

Từ sao chép đến sáng tạo

Báo Trung Quốc cho rằng, từ máy bay tiêm kích dòng J-6, J-7, J-8 đến máy bay tấn công đối đất như Q-5, JH-7 đều ít nhiều có bóng dáng của máy bay cùng loại nước ngoài, gây ấn tượng về sự lạc hậu của máy bay Trung Quốc.

Nhưng một loạt sáng tạo công nghệ của máy bay J-10 đã bước đầu làm thay đổi quan niệm này. Hơn nữa, những thông tin về một loạt tính năng kỹ chiến thuật của máy bay J-20 cũng đang gây cảm giác cho dư luận về “tính sáng tạo” của Trung Quốc.

Máy bay nguyên mẫu J-20 thứ hai bay thử thành công.
Máy bay nguyên mẫu J-20 thứ hai bay thử thành công.

Sự sáng tạo tích hợp của J-20 trở thành một ví dụ có sức thuyết phục chứng minh sự phát triển của công nghiệp hàng không và khoa học công nghệ hàng không Trung Quốc đã bắt đầu từ sao chép chuyển sang sáng tạo.

J-20 đã áp dụng đầu máy bay hình thoi và nắp khoang mạ mỏng được thiết kế ưu hóa, cửa nạp có thể điều tiết, kết hợp giữa cánh vịt, diềm gốc cạnh trước cánh bán cố định, cánh tà trước sau và cánh đuôi toàn động; sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động tự sản xuất, bên ngoài treo hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống điện tử hàng không tổng hợp, hệ thống kiểm soát bay số hóa.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ bình luận rằng, chú ý đến việc nghiên cứu chế tạo một chiếc máy bay cụ thể sẽ không bằng chú ý đến sự tiến bộ của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Vì vậy, là một nước lớn, một khi đạt được tiến triển mang tính đột phá trên một lĩnh vực nào đó, Trung Quốc sẽ kịp thời tổng kết kinh nghiệm và rất nhanh vận dụng vào các lĩnh vực khác, làm cho các lĩnh vực này cũng tìm cách có sự đột phá tương ứng theo mô hình tương tự.

Điều đáng chú ý là, mỗi khi công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có đột phá về sáng tạo khoa học công nghệ, sẽ có quan chức Chính phủ Mỹ và học giả của các cơ quan nghiên cứu đứng lên đưa ra các đề xuất với chính phủ, doanh nghiệp, các viện, trường và tổ chức nghiên cứu của Mỹ.

Đương nhiên, theo báo Trung Quốc, các đề nghị này phần lớn là để đề phòng và ngăn chặn, ví dụ như các đề xuất “gây nhiễu Y-10”, “xuất khẩu McDonnell”, “chấm dứt hợp tác 82” và “cản trở hợp tác máy bay cảnh báo sớm”.

J-20 Trung Quốc bay thử.
J-20 Trung Quốc bay thử.
Máy bay J-20 bay thử ngày 26/2/2012.
Máy bay J-20 bay thử ngày 26/2/2012.
J-20 bay thử ngày 28/2/2012.
J-20 bay thử ngày 28/2/2012.
J-20 bay thử ngày 10/3/2012.
J-20 bay thử ngày 10/3/2012.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc.
Việt Dũng (nguồn báo Thanh Niên, Trung Quốc)