Sợ hãi những ca tự tử, loạn thần sau kỳ thi ĐH 2012

31/07/2012 06:05
Thu Hòe
(GDVN) - Nhiều trường ĐH, CĐ đang thông báo kết quả tuyển sinh 2012. Bên cạnh niềm vui đạt điểm cao là rất nhiều những nỗi buồn phiền, sang chấn tâm lý, rối loạn tâm thần… và thậm chí là những cái chết thương tâm, oan uổng của các thí sinh có kết quả thi ĐH không như mong muốn.
“Tự sát” vì điểm thi ĐH quá thấp Đó là bệnh nhân tên T, 18 tuổi, quê ở Hà Nam hiện đang điều trị ở Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Theo lời kể của BSCK II. Nguyễn Văn Dũng, chuyên ngành tâm thần - trưởng phòng T4 – Nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, T là một học sinh có lực học khá giỏi. Là con thứ trong gia đình nhưng T được cả gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng và tin tưởng rằng chỉ có T mới có thể làm thay đổi và cứu vãn được gia đình. Gia đình đặt áp lực và sự kỳ vọng rất lớn vào T trong kỳ thi ĐH vừa qua. Sau khi biết điểm thi ĐH không như mong đợi, T suy sụp tinh thần, khóc lóc vô cớ, ca thán suốt ngày. "T luôn cho mình là người kém cỏi, không làm được gì có ích cho bố mẹ. T mất ngủ, không ăn uống, buồn phiền, lo lắng, hoảng loạn với suy nghĩ tội lỗi… Bệnh nhân đã tìm đến cái chết bằng cách tự tử nhưng không thành. Trước những biểu hiện bất thường đó, gia đình đã cho T nhập viện. Hôm nay là ngày năm viện thứ 10 của cô bé…”, bác sỹ Dũng cho hay.
Các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới tâm lý của con cái, nhất là sau mỗi kỳ thi đầy áp lực - Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới tâm lý của con cái, nhất là sau mỗi kỳ thi đầy áp lực - Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Nhập viện tâm thần vì… điểm thi ĐH cao Đó là trường hợp của bệnh nhân tên N, 19 tuổi, quê Xuân Trường - Nam Định. Theo bac sỹ Dũng, N là một học sinh có lực học khá giỏi trong suốt 12 năm liền. N được gia đình kỳ vọng và đặt niềm tin rất nhiều. Sau kỳ thi ĐH, N tỏ ra rất tự tin vào khả năng đỗ của mình. Không phụ sự kỳ vọng đó, N đạt điểm số khá cao 25.75 điểm và với điểm số này N chắc chân đỗ vào trường ĐH mà cậu hằng mơ ước.

GS. Phạm Đức Dương kể chuyện bị thầy đánh vào 5 đầu ngón tay

GS. Phạm Đức Dương kể chuyện bị thầy đánh vào 5 đầu ngón tay

Chùm ảnh: Kinh hoàng nữ sinh bị bắt quỳ, bị lột áo, bị đạp vào đầu

Chùm ảnh: Kinh hoàng nữ sinh bị bắt quỳ, bị lột áo, bị đạp vào đầu

Lá thư xúc động gửi người mẹ quạt bánh đa nuôi con vào Đại học

Lá thư xúc động gửi người mẹ quạt bánh đa nuôi con vào Đại học

Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu N không có những biểu hiện tâm thần bất thường sau khi biết điểm thi ĐH của mình. Sau khi biết điểm, N vui sướng quá mức. Mấy ngày liền N tập trung cùng bạn bè ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời mừng chiến thắng. N một mực cho mình là người tài giỏi, tự cao tự đại và mất ăn, mất ngủ với suy nghĩ đó. Cuộc sống của N tràn ngập trong những cảm xúc hưng phấn thái quá. N hoạt động nhiều hơn bình thường, nói nhiều hơn bình thường, luôn cho mình là tài giỏi, là đúng. N can thiệp vào tất cả mọi chuyện của gia đình. Cậu bé cho rằng, mình có khả năng để làm được tất cả mọi việc kể cả khó như... hái sao trên trời. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, người trực tiếp điều trị cho N cho biết:“Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân N trong trạng thái tâm thần hưng cảm thái quá. Mọi sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn một cách trầm trọng. Trước khi nhập viện, bố mẹ cậu bé đã lầm tưởng con trai bị ma làm nên đã đi cúng bái khắp nơi thậm chí còn lên tận Đông Tác – Hà Nội để đón thầy về cúng làm lễ trừ ma. Sau khi cúng bái thấy con vẫn không thể bình thường trở lại, họ mới đưa N đến Viện Sức khỏe Tâm thần khám. Hiện tại, bệnh nhân đang dần ổn định tâm thần. Hôm nay là ngày nằm viện thứ 9 của bệnh nhân”.Rối loạn nhân cách vì điểm thi ĐH Ngày 27/7, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận thêm một trường hợp bệnh nhân rối loạn tâm thần do kỳ thi ĐH. Bệnh nhân nam, tên D, 17 tuổi, quê ở Hà Nội mắc chứng rối loạn nhân cách trầm trọng do áp lực từ kỳ thi ĐH. Bác sỹ Dũng chia sẻ: “Trước kỳ thi, gia đình rất kỳ vọng bởi bệnh nhân học ở một trường chuyên khá nổi tiếng của Hà Nội. Từ khi thi xong môn thứ nhất, bệnh nhân đã có những biểu hiện tâm lý bất thường. Thi xong môn thứ 2 thì bệnh nhân nói lảm nhảm rất nhiều. Kết thúc môn thi thứ 3, bệnh nhân cho rằng, mình đã đỗ ĐH rồi.  Bệnh nhân luôn lảm nhảm câu nói rằng, mình sẽ trở thành một kỹ sư giỏi, dự tính đến năm thứ 3 sẽ đi nước ngoài du học. Tối ngày 26/7, bệnh nhân lên cơ co giật toàn thân khi biết mình chỉ được 14.75 điểm. Gia đình lập tức đưa cậu bé đi cấp cứu. Sáng ngày 27/7, bệnh nhân được chuyển vào Viện Sức khỏe Tâm thần. Những ngày nằm điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh nhân luôn có suy nghĩ muốn bỏ nhà đi, càng chỗ đông người bệnh nhân lại càng dễ lên cơn kích động. Qua tìm hiểu, chúng tôi kết luận, bệnh nhân bị chứng rối loạn nhân cách do tác động mạnh từ môi trường sống…”.Đừng đặt áp lực, sự kỳ vọng quá lớn, quá sức lên vai trẻ...
Nói về những nguyên nhân dẫn đến những rối loạn tâm thần của các sỹ tử sau kỳ thi ĐH, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng lý giải: “Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần, đó là nguyên nhân tự pháp hay còn gọi là nguyên nhân “nội sinh”, nguyên nhân do một sang chấn tâm lý quá mạnh hay còn gọi là nguyên nhân “ngoại sinh” và nguyên nhân do một bệnh nào đó biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Hầu hết các sỹ tử bị các chứng rối loạn tâm thần phải nhập viện điều trị là do nguyên nhân ngoại sinh. Các em gặp phải những áp lực, cú sốc tâm lý quá lớn trong cuộc sống khi chưa có sự chuẩn bị tinh thần để đón nhận. Căn bản những chứng bệnh rối loạn tâm thần phụ thuộc vào sức khỏe và thể trạng của từng người. Đó là cả một quá trình ủ bệnh và phát bệnh. Với một kỳ thi nhiều áp lực như kỳ thi ĐH, sĩ tử phải đối diện với sự thất bại hoặc thành công cũng như bị nhiếc móc, kỳ thị… sẽ sinh ra những rối loạn, những sang chấn tâm lý mạnh dẫn đến những rối loạn sức khỏe tâm thần ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau…”.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng tư vấn cho một phụ huynh có con bị rối loạn tâm thần sau kỳ thi ĐH (Ảnh Thu Hòe)
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng tư vấn cho một phụ huynh có con bị rối loạn tâm thần sau kỳ thi ĐH (Ảnh Thu Hòe)
Bác sỹ Dũng cảnh báo: “Năm nào sau kỳ thi ĐH cũng có bệnh nhân nhập viện điều trị những chứng rối loạn tâm thần. Số lượng năm sau cao hơn năm trước. Đó là một thực trạng rất đáng báo động. Những chứng rồi loạn tâm lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu họa khôn lường". Điều này cũng một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc phụ huynh, thầy cô giáo. Chúng ta không nên đặt áp lực và sự kỳ vọng quá lớn, quá sức lên vai trẻ. Hãy để chúng phát triển một cách tự nhiên, để trẻ làm những việc chúng yêu thích và phù hợp với năng lực của mình. Trước những biểu hiện bất thường của trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám và xin tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có hướng xử lý sớm nhất mọi hiện tượng… Gia đình và nhà trường cần biết động viên kịp thời, giải tỏa tâm lý cho con em mình trước những căng thẳng, lo âu trước và sau kỳ thi ĐH nói riêng và trước những áp lực thi cử học hành nói chung. Bản thân học sinh cũng phải nhận thức chín chắn hơn, tích cực hơn về kỳ thi ĐH. Đó chỉ là một kỳ thi không thể đánh giá được tất cả. ĐH chỉ là một trong vô số những con đường để vào đời…

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chùm ảnh: Kinh hoàng nữ sinh bị bắt quỳ, bị lột áo, bị đạp vào đầu

Bí quyết đỗ thủ khoa Học viện Kỹ thuật quân sự của cậu học trò nghèo

GS. Phạm Đức Dương kể chuyện bị thầy đánh vào 5 đầu ngón tay

Gặp cô thủ khoa Học viện Hàng không nơi xóm nhỏ

Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Hòe