Robot Curiosity chuẩn bị đổ bộ xuống sao Hoả

04/08/2012 11:30
Lê Mai (theo AP,Dailymail)
(GDVN) - Cách đây hơn 8 tháng, vào ngày 26/11/2011, Cơ quan quản lý hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã phóng tàu vũ trụ mang theo robot khám phá sao Hoả mang tên Curiosity từ bãi phóng Cape Canavera, bang Florida.
Kể từ đó cho đến nay, robot Curiosity đã thực hiện được một hành trình kỷ lục kéo dài hàng triệu km trên bề mặt sao Hoả. Dự kiến vào đúng 1:31 sáng ngày thứ Hai 6/8 tới đây (theo giờ Eastern Time – tức 10:31 tối ngày 5/8 theo giờ Pacific Time) robot Curiosity sẽ đáp xuống bề mặt Hoả tinh theo tính toán và kế hoạch của các nhà khoa học.

Robot Curiosity được phóng lên sao Hoả từ tháng 11 năm 2011
Robot Curiosity được phóng lên sao Hoả từ tháng 11 năm 2011

Dự kiện Curiosity sẽ trải qua “7 phút kinh hoàng” trước khi nó tiếp xúc bề mặt sao Hoả bởi đây là thời điểm module chứa Curiosity phải bay qua bầu khí quyển của Hoả tinh.

Trước đó, NASA cho biết Curiosity mang theo mình những thiết bị khoa học tiến bộ nhất so với các robot tự hành tiền nhiệm. Không chỉ camera mà thiết bị thăm dò laser và những kỹ năng phân tích vi mô đều được phát huy để xem xét liệu trên sao Hỏa có sự sống hay đã từng tồn tại sự sống.

Nơi mà Curiosity làm việc nhiều và kỹ lưỡng nhất là miệng núi lửa Gale trên bề mặt sao Hoả. Tại đây, nó không chỉ nghiên cứu các mẫu đất đá có từng lưu trữ dấu vết của nước mà còn xem xét dữ liệu về thời tiết và mức độ bức xạ để xem thử một ngày không xa con người có thể đặt chân lên sao Hỏa được không.

So với hai tiền nhiệm là robot tự hành Spirit và Opportunity thì Curiosity dài gấp đôi và nặng gấp 5 lần. Nó mang theo 10 thiết bị khoa học được cho là tiến bộ nhất hiện nay với độ nhạy gấp 15 lần so với những thiết bị từng có trên Spirit và Opportunity. Bên cạnh đó Curiosity còn được trang bị một camera cao 2,1m để có thể quan sát từ xa.

Báo chí nước ngoài cho biết thời gian hoạt động của Curiosity trên sao Hỏa là hai năm, tổng dự án tiêu tốn khoảng 2 tỉ USD.



 


Lê Mai (theo AP,Dailymail)