Hà Nội cần nhiều người như chủ nhân quỳ gập người xin đừng sờ đầu rùa

06/08/2012 06:42
Độc giả Lê Ngọc Thiệp
(GDVN) - "Thực tế đã cho thấy, các bạn trẻ của chúng ta hiện nay còn quá thiếu ý thức bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường và một điều rất cần với Hà Nội trong lúc này chính là phải có nhiều hơn nữa những người như chủ nhân quỳ gập người xin đừng sờ đầu rùa...", độc giả Lê Ngọc Thiệp bày tỏ.
Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải nội dung bài viết "Bất ngờ hình ảnh một thanh niên quỳ gập mình "XIN ĐỪNG SỜ ĐẦU RÙA"" và xác định được chủ nhân của những hình ảnh đó là anh Phạm Huy Thông, giảng viên khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả.Một trong ý kiến đó là của độc giả Lê Ngọc Thiệp (Hà Nội) cho rằng, thực tế hiện nay các bạn trẻ còn quá thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các di sản mà cha ông ta đã để lại và ở Hà Nội rất cần phải có thêm nhiều hơn nữa những người như chủ nhân quỳ gập người xin đừng sờ đầu rùa...Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết này. Mời độc giả cùng theo dõi: Những ngày qua, cũng như rất nhiều độc giả khác, cá nhân tôi đã theo dõi rất kỹ những hình ảnh một người thanh niên đã quỳ gập mình với dòng chữ "xin đừng sờ đầu rùa" tại Văn miếu Quốc tử giám. Thực sự, như nhiều ý kiến đã bày tỏ, cá nhân tôi chỉ xin được dành bốn từ "vô cùng thán phục" để đánh giá về hành động thể hiện sự cao cả, tinh thần cộng đồng của vị giảng viên Đại học này.
Cần hơn nữa những việc làm như của thanh niên này.
Cần hơn nữa những việc làm như của thanh niên này.

Nhưng khi nhắc đến hành động mang tính cao cả, tính nhân văn, tinh thần bảo vệ di sản sâu sắc này bản thân tôi lại cảm thấy thực sự chua xót và đau lòng với những gì đã và đang xảy ra hiện nay.

Bất ngờ hình ảnh một thanh niên quỳ gập mình

Bất ngờ hình ảnh một thanh niên quỳ gập mình "XIN ĐỪNG SỜ ĐẦU RÙA"

Chủ nhân quỳ gập mình “xin đừng sờ đầu rùa” là giảng viên ĐH Kiến Trúc

Chủ nhân quỳ gập mình “xin đừng sờ đầu rùa” là giảng viên ĐH Kiến Trúc

Phát hoảng trước những hành vi thiếu ý thức của các bạn trẻ ở Việt Nam

Phát hoảng trước những hành vi thiếu ý thức của các bạn trẻ ở Việt Nam

Một thực tế phũ phàng mà tôi thấy báo chí cũng như dư luận xã hội đã tốn không ít giấy mực, dung lượng để đăng tải nhưng dường như vẫn còn xuất hiện, đó là một bộ phận giới trẻ của chúng ta hiện nay còn quá thiếu ý thức trong việc bảo vệ các di sản, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường....  Điều đó được thấy rõ ràng ngay trong trường hợp này, thực tế, tại sao người thanh niên này phải quỳ gập xuống như vậy với dòng chữ "xin đừng sờ đầu rùa"? Bởi lẽ, nếu theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rõ ràng, một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã và vẫn đang về Văn miếu Quốc tử giám, một di sản lớn của quốc gia, của dân tộc, ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, thay vì thăm quan, nối tiếp truyền thống học tập của cha ông thì lại có một mong muốn "cháy bỏng", "khát khao". Đó là, bất chấp mọi giá phải sờ bằng được lên bia đá, sờ bằng được lên đầu rùa, vượt qua cả những hàng rào, thanh niên tình nguyện, bỏ qua biển cấm để sờ, rồi thậm chí ngồi cả lên đầu rùa, đạp chân lên đầu rùa để tạo dáng, để chơi "trội", để chụp ảnh....  Những bức ảnh được đăng tải trên một số mạng xã hội mới đây ghi lại cảnh các thiếu nữ xinh xắn thản nhiên "đè đầu cưỡi cổ", ngồi "chễm chệ" trên đầu rùa để chụp ảnh, để khoe áo đôi... càng cho thấy rõ sự thiếu ý thức trong việc bảo vệ di sản của dân tộc của lớp trẻ. Chính bản thân tôi, trong nhiều lần đến Văn miếu hay các di sản khác như một số tháp xung quanh Hồ Hoàn Kiếm... cũng đã rất đau đớn, chua xót khi phải chứng kiến không ít cảnh, chính những người trẻ lại có những hành động "trà đạp" nên di tích, các chứng tích không thể chấp nhận được.  Nhiều bạn trẻ đã rất hồn nhiên khi cho rằng, sờ lên đầu rùa, bia đá là để cầu mong may mắn, đỗ đạt... Niềm ước mơ, khát khao của các bạn là chính đáng nhưng liệu rằng, đó có phải là lời "bào chữa" hợp lý. Sẽ chẳng thể nào có được một con số thống kê cụ thể xem đã có bao nhiêu người nhờ sờ vào đầu rùa, bia đá mà đỗ đạt nhưng tôi dám chắc sẽ có những con số cụ thể về số lượng đầu rùa, bia đá bị sờ nhẵn bóng, hư hại ở đây.
Những hành động phản cảm của các bạn trẻ trong thời gian gần đây tại các di tích lịch sử khiến dư luận cũng như cộng đồng mạng bức xúc.
Những hành động phản cảm của các bạn trẻ trong thời gian gần đây tại các di tích lịch sử khiến dư luận cũng như cộng đồng mạng bức xúc.

Những tấm bia đá đã tồn tại được qua hàng ngàn năm lịch sử, với biết bao thế hệ, được cả thế giới biết đến và đang cố gắng bảo vệ, gìn giữ, vậy mà nay phai mờ, hư hại do chính sự thiếu ý thức của các bạn trẻ. Điều này, thực sự chua xót. Một thực trạng cũng cần báo động đó là ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên trong giới trẻ của chúng ta hiện nay. Nhưng cảnh không ít bạn trẻ ngang nhiên xả rác bừa bãi ở các khu vực di tích, các khu vực công cộng, giải trí... vẫn thường xuyên diễn ra. Ngay tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, khu vực quanh hồ Tây, một số công viên... khá nhiều bạn trẻ vừa ăn xong gói bim bim hay que kem... thản nhiên vứt ngay vỏ xuống bãi cỏ, chỗ đứng, ngồi. Tôi thực sự buồn khi ai đó còn cho rằng, hành động của anh thanh niên này chỉ nhằm mục đích nổi tiếng. Không hề phải như vậy, nếu xem xét chúng ta sẽ thấy, đây là một một hành động nhắc nhở không hề ồn ào mà lại thiết thực, không hề đao to búa lớn mà chỉ là một việc làm văn minh, không phải ở lời nói hay những biển chữ vô hồn để bên cạnh. Thực tế, trong khi một bộ phận giới trẻ của chúng ta vẫn còn sự thiếu ý thức trong bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường, thiên nhiên thì tôi nghĩ một điều rất cần cho Hà Nội của chúng ta hiện nay, đó là phải có nhiều hơn nữa những chủ nhân quỳ gập người xin đừng sờ đầu rùa như vậy... * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Lê Ngọc Thiệp