Hấp dẫn 4 món bánh Việt, mới nghe tên đã bật cười

08/08/2012 12:50
Vũ Huệ (tổng hợp)
(GDVN) - Không cầu kỳ trong cách gọi thậm chí đọc tên đã thấy buồn cười, các món bánh Việt này hấp dẫn thực khách bởi hương vị rất đặc trưng của vùng đất sản sinh ra nó.
1. Bánh cu đơ (Hà Tĩnh) Câu chuyện về nguồn gốc của loại bánh này được tương truyền như sau: Đám cưới con trai đầu lòng, người cha nghèo không có gì để làm lễ mời bà con hàng xóm khi trong nhà chỉ còn mỗi mật đường mía và lạc sống. Người cha đã nghĩ ra món kẹo bằng cách rang chín lạc rồi trộn mật đổ lên trên. Món ăn này được gọi là Cu Hai. Sau đó, người Pháp đến Việt Nam gọi món này là Cu Đơ (Duex có nghĩa là hai). Nguồn ảnh: Ngoisao.net
1.    Bánh cu đơ (Hà Tĩnh)
Câu chuyện về nguồn gốc của loại bánh này được tương truyền như sau: Đám cưới con trai đầu lòng, người cha nghèo không có gì để làm lễ mời bà con hàng xóm khi trong nhà chỉ còn mỗi mật đường mía và lạc sống. Người cha đã nghĩ ra món kẹo bằng cách rang chín lạc rồi trộn mật đổ lên trên. Món ăn này được gọi là Cu Hai. Sau đó, người Pháp đến Việt Nam gọi món này là Cu Đơ (Duex có nghĩa là hai). Nguồn ảnh: Ngoisao.net
Kẹo cu đơ có bánh tráng nướng giòn ở hai mặt, ở giữa là nhân lạc rang được phủ ông một lớp mật có màu vàng hấp dẫn và bắt mắt.
Kẹo cu đơ có bánh tráng nướng giòn ở hai mặt, ở giữa là nhân lạc rang được phủ ông một lớp mật có màu vàng hấp dẫn và bắt mắt. 
Làm bánh cu đơ ngon không cầu kỳ nhưng đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện. Mật được đun sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm. Sau đó, người thợ múc hỗn hợp đã nấu và cho vào bánh tráng, nhỏ lên bề mặt một ít mạch nha cho kẹo có mùi thơm và đặt lên bề mặt một lớp bánh tráng như vậy là đã hoàn thành.
Làm bánh cu đơ ngon không cầu kỳ nhưng đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện. Mật được đun sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm. Sau đó, người thợ múc hỗn hợp đã nấu và cho vào bánh tráng, nhỏ lên bề mặt một ít mạch nha cho kẹo có mùi thơm và đặt lên bề mặt một lớp bánh tráng như vậy là đã hoàn thành.
Bánh cu đơ là sự kết hợp giữa cái giòn của vỏ lớp bánh đa bên ngoài, cái ngọt dẻo cả lớp mật bên trong hòa cùng cái béo bùi của lạc rang và thoang thoảng hương thơm của gừng tươi. Ảnh: lamsao.com
Bánh cu đơ là sự kết hợp giữa cái giòn của vỏ lớp bánh đa bên ngoài, cái ngọt dẻo cả lớp mật bên trong hòa cùng cái béo bùi của lạc rang và thoang thoảng hương thơm của gừng tươi. Ảnh: lamsao.com
2. Bánh khọt (Vũng Tàu) Có người cho rằng cái tên bánh khọt xuất phát từ âm thanh “khọt khọt” vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi mỡ nhưng cũng có người lại bảo, ngày xưa người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ toàn bột.
2.  Bánh khọt (Vũng Tàu)
Có người cho rằng cái tên bánh khọt xuất phát từ âm thanh “khọt khọt” vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi mỡ nhưng cũng có người lại bảo, ngày xưa người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ toàn bột.
Nhân bánh thường là nhân tôm. Mỡ chiên dùng loại mỡ lợn đã phi hành cùng lá hẹ. Đến công đoạn đổ bánh, bắc khuôn lên bếp cho nóng, lấy mỡ đã chế tráng khuôn, đổ bánh vào trong khuôn rồi cho nhân vào giữa, đậy vung chờ bánh chín.
Nhân bánh thường là nhân tôm. Mỡ chiên dùng loại mỡ lợn đã phi hành cùng lá hẹ. Đến công đoạn đổ bánh, bắc khuôn lên bếp cho nóng, lấy mỡ đã chế tráng khuôn, đổ bánh vào trong khuôn rồi cho nhân vào giữa, đậy vung chờ bánh chín.
Bột bánh gồm gạo xay bột ớt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi xay đặc. Bột sau khi xay nêm các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Đánh trứng gà trộn đều vào bột cho bánh có độ xốp. Nước dừa quấy đều, thêm ít bột nghệ để bánh có mà vàng đẹp. Sau đó cho hành lá băm nhỏ và tiêu xay nhuyễn quây đều. Ảnh: Ngoisao.net.
Bột bánh gồm gạo xay bột ớt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi xay đặc. Bột sau khi xay nêm các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Đánh trứng gà trộn đều vào bột cho bánh có độ xốp. Nước dừa quấy đều, thêm ít bột nghệ để bánh có mà vàng đẹp. Sau đó cho hành lá băm nhỏ và tiêu xay nhuyễn quây đều.  Ảnh: Ngoisao.net.
Chút béo của nước cốt dừa, bùi của nhân đậu xanh, mùi thơm của hành lá, rau hẹ, ăn bánh khọt trời mưa rất đúng vị.
Chút béo của nước cốt dừa, bùi của nhân đậu xanh, mùi thơm của hành lá, rau hẹ, ăn bánh khọt trời mưa rất đúng vị.
3. Bánh khoái (Huế) Đúng như tên gọi của loại bánh này, ăn bánh khoái chắc chắn bạn sẽ thấy rất thú vị. Trước tiên, bột gạo sẽ được khuấy trong nước lạnh, pha thêm một chút muối và đường thắng để bánh có màu bắt mắt. Ảnh: dmz.com
3. Bánh khoái (Huế)
Đúng như tên gọi của loại bánh này, ăn bánh khoái chắc chắn bạn sẽ thấy rất thú vị. Trước tiên, bột gạo sẽ được khuấy trong nước lạnh, pha thêm một chút muối và đường thắng để bánh có màu bắt mắt. Ảnh: dmz.com
Tôm bóc vỏ với thịt heo rồi xào sơ qua với nấm hương hoặc nấm mèo xé nhỏ để làm nhân bánh. Chuẩn bị thêm một chút giá sống và một chén lòng đỏ trứng gà đánh lỏng, tráng trên mặt bánh để bánh có màu vàng óng.
Tôm bóc vỏ với thịt heo rồi xào sơ qua với nấm hương hoặc nấm mèo xé nhỏ để làm nhân bánh. Chuẩn bị thêm một chút giá sống và một chén lòng đỏ trứng gà đánh lỏng, tráng trên mặt bánh để bánh có màu vàng óng.
Đặt khuôn bánh lên lò, đợi nóng khuôn rồi tráng dầu cho sôi rồi mới múc bộ đổ vào. Sau đó, giải nhân lên bánh, đậy nắp chờ bánh chính cho thêm giá sống vào giữa rồi tráng lòng đỏ lên mặt bánh. Dùng vỉ gập bánh làm đôi, lật mặt bánh cho đều để bánh chín giòn mới cho ra đĩa.
Đặt khuôn bánh lên lò, đợi nóng khuôn rồi tráng dầu cho sôi rồi mới  múc bộ đổ vào. Sau đó, giải nhân lên bánh, đậy nắp chờ bánh chính cho thêm giá sống vào giữa rồi tráng lòng đỏ lên mặt bánh. Dùng vỉ gập bánh làm đôi, lật mặt bánh cho đều để bánh chín giòn mới cho ra đĩa.
Ăn kèm với bánh là khế, đu đủ cà rốt ngâm giấm chua ngọt, cải con, xà lách, rau thơm, ngò rí và ớt. Tất cả tạo nên một món ăn đầy màu sắc hòa quyện nhiều hương vị, chua, chát, béo bì.
Ăn kèm với bánh là khế, đu đủ cà rốt ngâm giấm chua ngọt, cải con, xà lách, rau thơm, ngò rí và ớt. Tất cả tạo nên một món ăn đầy màu sắc hòa quyện nhiều hương vị, chua, chát, béo bì.
4. Bánh đòn, bánh tét (Trà Vinh) Bánh đòn hay còn gọi bánh tét, được người dân miền Nam, miền Trung ăn vào dịp Tết. Nhưng ngon và nổi tiếng nhất là bánh đòn Trà Cuôn – Trà Vinh. Sở dĩ người ta gọi là bánh đòn vì nó có hình trụ dài gọi là đòn bánh. Ảnh: Saigontime
4. Bánh đòn, bánh tét (Trà Vinh)
Bánh đòn hay còn gọi bánh tét, được người dân miền Nam, miền Trung ăn vào dịp Tết. Nhưng ngon và nổi tiếng nhất là bánh đòn Trà Cuôn – Trà Vinh. Sở dĩ người ta gọi là bánh đòn vì nó có hình trụ dài gọi là đòn bánh. Ảnh: Saigontime
Nguyên liệu chính: gạo nếp, thịt nạc, mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối, đậu xanh, lá chuối hoặc lá dong, rau ngót.
Nguyên liệu chính: gạo nếp, thịt nạc, mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối, đậu xanh, lá chuối hoặc lá dong, rau ngót.
Để làm được bánh tét ngon, người làm phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu đem nếp đi vo, để ráo nước, sau đó trộn đều với lá rau ngót để tạo màu tươi và có mùi thơm. Tất cả những nguyên liệu này sau khi đã qua sơ chế được gói trong lá chuối.
Để làm được bánh tét ngon, người làm phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu đem nếp đi vo, để ráo nước, sau đó trộn đều với lá rau ngót để tạo màu tươi và có mùi thơm. Tất cả những nguyên liệu này sau khi đã qua sơ chế được gói trong lá chuối.
Sau đó, đem đi luộc. Bánh đánh giá là gói khéo khi bánh tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa.
Sau đó, đem đi luộc. Bánh đánh giá là gói khéo khi bánh tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa.
Bánh đòn là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Nam, miền Trung.
 Bánh đòn là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Nam, miền Trung.
Vũ Huệ (tổng hợp)