Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Biển Đông: "Nhóm diều hâu đang tự tin nhưng thật không may cho họ"

12/08/2012 14:51
T.H
(GDVN) - "Việc nói một chính quyền khác “câm mồm” là điều rất ít khi thấy trong các tuyên bố ngoại giao, nó phản ánh sự phức tạp trong các nhóm chính trị và lợi ích của chính quyền Trung Quốc, trong đó, thể hiện sự hung hăng của nhóm “diều hâu” quân sự đang chi phối chính sách đối ngoại của Trung Quốc".
Lộ mặt thật của "Trung Quốc trỗi dậy hòa binh"
Đây là nhận định của Thạc sĩ Hoàng Việt Giảng viên Đại học Luật TP.HCM, nhà nghiên cứu các tranh chấp trên biển Đông, đồng thời là thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông kiêm cố vấn học thuật của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. Trong bài phỏng vấn “Độc chiếm biển Đông là chiến lược nhất quán của Trung Quốc” đăng trên Lao Động, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: "Vấn đề biển Đông hiện nay, không còn chỉ là vấn đề giữa ASEAN với TQ, cũng không chỉ là vấn đề để từ đó nhằm gia tăng ảnh hưởng giữa hai cường quốc Mỹ, Trung, mà liên quan đến an ninh và sự phát triển của toàn bộ khu vực Đông Á. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác cũng lo lắng trước thái độ và cách hành xử của TQ trên khu vực biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Úc…".

Bình minh trên biển (Ảnh: K.N/Lao động)
Bình minh trên biển (Ảnh: K.N/Lao động)

Cũng theo Thạc sĩ Hoàng Việt, với vai trò của một siêu cường và cũng là một cường quốc biển, việc Chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về biển Đông thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao như một tín hiệu nhắc nhở TQ đã tiến gần đến “lằn ranh đỏ” mà ở đó, TQ không chỉ đối đầu với VN, Philippines mà còn gần như với toàn thế giới. Và phản ứng của TQ trước tuyên bố này cũng rất lạ, họ đồng loạt phản đối qua người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ, triệu tập Đại diện Ngoại giao Mỹ tại TQ để phản đối. Tân Hoa Xã còn nói chính quyền Hoa Kỳ hãy “câm mồm” đừng xía vào chuyện biển Đông của họ. Việc nói một chính quyền khác “câm mồm” là điều rất ít khi thấy trong các tuyên bố ngoại giao, nó phản ánh sự phức tạp trong các nhóm chính trị và lợi ích của chính quyền TQ, trong đó, thể hiện sự hung hăng của nhóm “diều hâu” quân sự đang chi phối chính sách đối ngoại của TQ.
Tuy nhiên qua đó, thế giới đã bừng tỉnh để thấy một sự thật của “TQ trỗi dậy hòa bình” mà giới ngoại giao TQ hằng rêu rao. Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 3.8, đã ủng hộ khối ASEAN giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ. Điều này hoàn toàn hợp lý trong sự hòa bình và phát triển của toàn thế giới. Cách chi phối quan hệ quốc tế thông qua những đe dọa về sức mạnh quân sự không có chỗ đứng trong một thế giới hiện đại.
Trung Quốc đang tích cực "lấy thịt đè người"

Chuyên gia Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu phân tích về mưu đồ cũng như những bất lợi của Trung Quốc. Bài viết được đăng tải trên báo An ninh thủ đô. Chuyên gia này cho rằng trong việc giành lại chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam đang có nhiều lợi thế.
"Hành động mới đây nhất là Trung Quốc đưa 23.000 “tầu cá”tiến vào Biển Đông để khai thác cá trái phép. Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều động thái thăm dò như điều động 4 tàu hải giám từ căn cứ ở đảo Hải Nam thực hiện tuần tra trên Biển Đông, tổ chức diễn tập tại vùng biển gần bãi Châu Viên thuộc Việt Nam. Ít ngày sau đó, 30 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của tàu ngư chính 310 đã rời đảo Hải Nam để tiến đến khai thác trên biển Đông. Và chắc chắn Trung Quốc sẽ có những hành động như phái tàu tuần tra đến Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ 23.000 tàu cá.

Tuồn bản đồ

Tuồn bản đồ "xâm chiếm" vào VN: TQ là bậc thầy “đổi trắng thay đen”

Những hình ảnh

Những hình ảnh "nóng" nhất về Trường Sa

Trung Quốc đang đẩy mạnh

Trung Quốc đang đẩy mạnh "đánh lận con đen, ngụy tạo bằng chứng"

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng đập phá nhiều tàu cá Việt Nam thế nào?

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng đập phá nhiều tàu cá Việt Nam thế nào?

Gần đây nhất, thông tin mà tôi biết được là Cảnh sát biển Trung Quốc được bổ sung thêm loại tàu đặc chủng kiểu 718 dài hơn 100m, độ choán nước khoảng 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và mang theo pháo 37 ly. Ngoài ra, lực lượng này cũng được trang bị thêm nhiều tàu tuần tra kiểu 218 có chiều dài 42m, độ choán nước 150 tấn, mang theo súng cỡ nòng lớn…

Việc tăng cường trên được xem là sự chuẩn bị để cảnh sát biển Trung Quốc mở rộng hoạt động ra xa bờ chứ không giới hạn trong các khu vực trước đây. Và việc họ sẽ tăng cường kiểm soát các vùng biển là để thực hiện cái gọi là “khẳng định chủ quyền”, chiếm đoạt Biển Đông. Có thể thấy, Trung Quốc đang tích cực thực hiện chính sách “lấy thịt đè người”, tức là lấy số đông để áp đảo, nhưng mọi người đều biết, số đông chưa chắc đã mạnh".

Ông Dương Danh Dy một lần nữa khẳng định, Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng phía Bắc, phía Đông, phía Tây đều vướng những nước có quan điểm rất cứng rắn như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ… Vì vậy, Trung Quốc chỉ có thể nhắm đến phía Nam là Biển Đông, nơi các nước được cho là yếu thế hơn.

Liên tục hàng chục năm qua, Trung Quốc âm thầm chuẩn bị cho ngày hôm nay, bằng cách tuyên truyền “bôi đen” Việt Nam rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ… Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc luôn tìm cách biến những “nạn nhân” của họ trở thành “thủ phạm”. Điểm lại những tranh chấp liên quan đến Trung Quốc từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ… là những kẻ gây chiến với họ, còn họ luôn luôn là “nạn nhân” là “lẽ phải”.
Trên Biển Đông, Ấn Độ không "ngại" Trung Quốc

Tờ Jakarta Globe của Ấn Độ hôm qua (10/8) đã đăng tải bài viết trong đó bày tỏ, nước này không hề ngại đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự kình địch giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang gia tăng. Cả hai gần đây đều liên tục đưa ra những quyết định nhằm chọc tức nhau. Con hổ Ấn Độ đang mạnh lên và sẵn sàng đối đầu với con rồng Trung Quốc.
Trung Quốc đang có những hành động khiêu khích ở Biển Đông – khu vực mà Ấn Độ đang tăng cường các sáng kiến kinh tế và ngoại giao khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc gần đây liên tục chỉ trích việc Công ty Dầu khí Quốc tế Ấn Độ o­nGC Videsh Limited (OVL) về việc tiếp nhận dự án thăm dò một lô dầu khí của Việt Nam. Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng bằng một hành động nguy hiểm là đơn phương mới thầu quốc tế lô dầu khí của Việt Nam.
Ấn Độ đã liên tục nhắc lại nhiều lần với Trung Quốc rằng, các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông của mình đơn thuần chỉ là các hoạt động thương mại, không liên quan gì đến vấn đề chính trị.
Một điểm quan trọng khác trong vấn đề này là, các hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ ở Việt Nam hay ở Biển Đông không phải là chuyện mới diễn ra từ ngày hôm qua hay cách đây vài tháng. OVL đã thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm 1988 và lúc đó, công ty này sử dụng cái tên Hydrocarbons India Private Limited.
OVL đã tham gia vào các hoạt động thăm dò, khai thác ở những lô dầu khí khác ở Việt Nam trong nhiều năm nay và đã gặt hái không ít thành công ở đây. Đó là những lô dầu khí không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. OVL đã đạt được những khoản lợi nhuận lớn từ các hoạt động ở Việt Nam và Biển Đông trong 1/4 thế kỷ qua trong khi Trung Quốc chỉ mới tích cực quan tâm đến Biển Đông trong hai năm trở lại đây. Ấn Độ quyết tâm tiếp tục củng cố sự hiện diện ở Việt Nam và Biển Đông trong thời gian tới.
Trên mặt trận ngoại giao, Ấn Độ cũng đã ra đòn bất ngờ với Trung Quốc. New Delhi được cho là đã đồng ý để Vùng lãnh thổ Đài Loan mở một lãnh sự quán ở Chennai. Đây có thể xem là một “cái tát” vào mặt Trung Quốc bởi nước này cũng đang yêu cầu Ấn Độ cho phép mở lãnh sự quán ở Chennai mà chưa nhận được câu trả lời.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Ấn Độ sẽ không vội gì trong việc chấp nhận đề xuất mở lãnh sự quán nói trên của Trung Quốc. Trên thực tế, New Delhi đang ám chỉ về một sự trao đổi với Bắc Kinh. Theo đó, New Delhi muốn phát đi thông điệp rằng, Trung Quốc có thể mở lãnh sự quán ở Chennai miễn là Ấn Độ cũng được phép thiết lập lãnh sự quán ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.
Trung Quốc đã đưa ra đề nghị mở lãnh sự quán ở Chennai từ cách đây 6 hoặc 7 tháng. Những yêu cầu mở lãnh sự quán mới được các nước thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại. Điều đó có nghĩa là khi Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ cho phép mở lãnh sự quán thì Ấn Độ cũng phải được phép mở lãnh sự quán ở Trung Quốc.
Vì vậy, New Delhi đã yêu cầu Bắc Kinh cho phép mở lại lãnh sự quán ở Lhasa. Đề nghị này khiến Trung Quốc giật mình. Bắc Kinh vốn rất nhạy cảm về vấn đề Tây Tạng.
Trung Quốc trước đó đã rất khó chịu khi Ấn Độ cho phép Đạt Lai Lạt Ma điều hành chính quyền lưu vong của ông này từ trên đất Ấn Độ. Theo quan điểm của Bắc Kinh, sự hiện diện ngoại giao chính thức của Ấn Độ ở Tây Tạng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề của họ.
"Bắc Kinh tự tin, nhưng thật không may cho họ!"

Có thể thấy, Bắc Kinh tự tin rằng nhiều quần đảo trên Biển Đông (và vùng biển liền kề là của họ) là lãnh thổ " không thể chối cãi" của Trung Quốc, mặc dù vùng biển và các quần đảo có khoảng cách rất xa với Trung Quốc và gần với các quốc gia khác.

Vấn đề là các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở những nơi có những cái tên như quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những khu vực này có thể có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, với một con số ước tính đáy biển khu vực này có thể có hơn 200 tỷ thùng dầu và gần 900 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên.

Thêm vào vấn đề này của Trung Quốc không chỉ với tuyên bố rằng lịch sử và pháp lý đối với khu vực này với một thông báo gần đây của Bắc Kinh rằng Trung Quốc đang thiết lập một đơn vị đồn trú quân sự ở quần đảo Hoàng Sa, một động thái Bắc Kinh "tuyên bố" chủ quyền ở biển Đông.

Trong khi nhiệm vụ trước đây là bảo vệ bờ biển Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ quân sự hóa tranh chấp trong vòng cái gọi là "đường chín gạch" cái mà họ phác thảo tuyên bố của mình với khoảng 80% biển Đông với gần 1,5 triệu dặm vuông.

Điều thú vị về vấn đề này là Trung Quốc ngày càng trang bị cho lực lượng hải quân để sẵn sàng thâu tóm khu vực này.

Ví dụ, họ đang phát triển một tàu sân bay, họ có tàu ngầm tấn công mới và các tàu khu trục có năng lực tác chiến đại dương xanh, cộng với một loại tên lửa đạn đạo duy nhất trên đất liền có thể tiêu diệt các tàu sân bay.

Nhưng tại sao chúng ta lại nên quan tâm?

Đầu tiên là Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương. Gần một nửa thương mại toàn cầu của chúng ta là với Đông Á, bổ sung thương mại đi qua khu vực đến những nơi như Nam Á và Trung Đông.

Với hàng nghìn tỷ USD trong thương mại lưu chuyển qua tuyến hàng hải biển Đông hàng năm, tự do lưu thông hàng hải trên biển Đông là tối quan trọng đối với lợi ích của Mỹ.

Lầu Năm Góc đã tuyên bố chiến lược dịch chuyển trọng tâm châu Á của mình và sẽ chuyển một nửa tàu chiến sang Thái Bình Dương... Chúng tôi cũng đã có rất nhiều đồng minh cũ và bạn bè mới trong khu vực (Philippines và Việt Nam) đang bức xúc và mất bình tĩnh bởi sự táo bạo của Trung Quốc.

Cộng thêm nếu sự quyết đoán của Bắc Kinh bị bỏ qua, hoặc chấp nhận, những người có hiểu biết sẽ hiểu những gì có thể xảy ra tiếp theo? Trung Quốc đã cảm thấy bị khuyến khích và điều khiển bởi ham muốn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhận thức được những điểm yếu của các nước trong khu vực.

Thật không may cho họ, Lầu Năm Góc đã tuyên bố chiến lược dịch chuyển trọng tâm châu Á của mình và sẽ chuyển một nửa tàu chiến sang Thái Bình Dương trong vòng vài năm nữa.

Những đám mây của cơn bão chính trị hình thành trên biển Đông chỉ là một trong hàng loạt các lý do để chúng tôi đảm bảo có một sự phòng thủ quốc gia vững chắc, đặc biệt là hải quân của chúng tôi, xem xét và thực hiện vì lợi ích quốc gia của chúng tôi ngay cả trong thời kinh tế khó khăn.

(Theo The Boston Herald/Phunu TD)


T.H