Thái Lan, Indonesia, Malaysia có huy chương Olympic, Việt Nam không

13/08/2012 11:40
Huy Thọ/Theo TTO
Rất nhiều người bức xúc khi thấy Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore đều có tên trong bảng tổng sắp huy chương Olympic 2012, còn VN thì không.
Nhưng vấn đề của thể thao VN không chỉ nằm ở đó.
Võ sĩ judo Văn Ngọc Tú (nằm dưới) dễ dàng thất bại ngay vòng đầu tiên - Ảnh: Reuters
Võ sĩ judo Văn Ngọc Tú (nằm dưới) dễ dàng thất bại ngay vòng đầu tiên - Ảnh: Reuters
Nên nhớ người Thái và Indonesia cũng không hài lòng về thể thao nước mình khi họ đã từng có HCV các kỳ trước, và năm nay thì trắng tay. Và cũng xin đừng lấy một chiếc HCB của Hoàng Anh Tuấn (cử tạ) có được bốn năm trước tại Bắc Kinh, và năm nay chẳng có gì để đánh giá về thể thao VN. Vấn đề của thể thao VN lớn hơn nhiều những chiếc huy chương.Lỗi của người lớn Hầu hết VĐV VN dự Olympic 2012 đều thi đấu dưới sức mình. Tuy nhiên, xin đừng trách họ. Hãy trách những người có trách nhiệm cầm bạc tỉ của ngân sách (hay chính xác là tiền thuế của dân) để chăm lo cho các VĐV, nhưng đã làm không đến nơi đến chốn.

Thiếu dũng khí

“Một trong những điểm yếu lớn nhất của thể thao VN hiện nay là chính đội ngũ quản lý. Mà điểm yếu lớn nhất của đội ngũ quản lý là thiếu dũng khí, không có tinh thần dám làm dám chịu. Và trong thể thao, thiếu điều đó thì không thể thành công” - ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao

Nhiều người nói với chúng tôi rằng họ rất khó chịu khi nghe một quan chức thể thao có mặt ở London đã phát biểu trên truyền hình để giải thích về thất bại của lực sĩ Quốc Toàn ở môn cử tạ như sau: khi Toàn thực hiện động tác cử giật, có hai sinh viên VN trên khán đài đã hô to “VN, VN” khiến Toàn bị mất tập trung! Nếu có chuyện ấy thật, rõ ràng tâm lý của Toàn quá kém, không xứng là một VĐV có khả năng tranh chấp huy chương như tuyên bố của các sếp thể thao. Lãnh đạo ngành thể thao tuyên bố rằng đã đầu tư rất tốt cho các VĐV dự Olympic 2012, như Quốc Toàn có chuyên gia, được đi tập huấn nước ngoài... Vậy các sự đầu tư đó có hiệu quả không khi chỉ vì một tiếng hô cổ vũ trên khán đài đã mất tập trung? Hay câu chuyện của Tiến Minh cũng là một ví dụ cho thấy sự làm ăn tắc trách: ai cũng biết tay vợt này không mạnh về tâm lý nhưng chẳng ai quan tâm để khắc phục điểm yếu đó. Thậm chí còn vô tư nhồi thêm gánh nặng tâm lý cho tay vợt này qua việc cử một đội hình đi cùng toàn những người mà cả làng cầu lông đều biết là “cơm không lành, canh không ngọt” với Tiến Minh. Rồi câu chuyện của đội TDDC cũng thế. Trước giờ lên đường thì khẳng định chuẩn bị rất tốt, cụ thể là đưa sang Anh sớm để tập luyện làm quen. Nhưng khi qua đến nơi lại ca cẩm rằng dụng cụ tập luyện không có, thời tiết lạnh, xa xôi cách trở... Thế thì phải hiểu như thế nào đây về cái gọi là chuẩn bị tốt? Còn nữa, đó là những chuyến tập huấn vô bổ của điền kinh, bơi lội... mà dư luận đã đề cập rất nhiều trước Olympic 2012. Đáng tiếc, tất cả đều được bưng bít, che giấu để rồi khi thất bại thì toàn nguyên nhân khách quan “tại thế này, vì thế kia”.Con đường nào? Người hâm mộ thể thao VN không phải bất bình về ngành này bởi sự thất bại tại Olympic 2012, mà đã từ lâu và gần nhất là thảm bại tại Asiad 2010. Ngay từ lúc đó, đã có góp ý rằng ngành thể thao VN cần sớm xác định con đường đi của mình. Một, theo lối “nuôi gà chọi” mà thể thao Trung Quốc áp dụng. Hai, đầu tư thể thao theo kiểu nhiều nước phương Tây áp dụng, đó là đẩy mạnh thể thao trường học, xác định những môn nhà nghề thì theo hướng CLB. Thật ra, thể thao VN có phần nghiêng theo hướng “nuôi gà chọi”, khi các tài năng sau khi phát hiện đều được đưa vào con đường đào tạo tập trung ở các trường năng khiếu thể thao. Hầu hết VĐV của chúng ta gần như chẳng biết gì ngoài việc ăn và tập. Nhưng bi kịch là chúng ta lại không đủ cứng rắn trong việc huấn luyện. Tình trạng ăn gian khối lượng vận động trong tập luyện, trốn giáo án hết sức phổ biến trong huấn luyện thể thao. Vì vậy, lối “nuôi gà chọi” ở thể thao VN không đạt hiệu quả. Còn theo con đường của nhiều nước phát triển (ngoại trừ các môn nhà nghề như bóng đá, quần vợt, bóng rổ...; phần lớn VĐV các môn xe đạp, đua thuyền, bơi lội...của các nước này đều xem thể thao là nghề tay trái) thì đòi hỏi cơ sở vật chất của các trường học phải hoàn hảo. Đó là một điểm yếu nhất của thể thao VN. Đi theo con đường nào, đó là điều ngành thể thao cần xác định chứ không thể mơ hồ như hiện nay.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO


Điểm nóng
Olympic London 2012 Sao bóng đá đi nghỉ hè
Tây Ban Nha vô địch EURO 2012
Thế giới WAGs Việt
Chuyển nhượng hè 2012
Những hoạt náo viên quyến rũ

Ảnh ấn tượng Thể thao

Thế giới các nàng WAGs
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Bóng đá Việt Nam thập niên 1990
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao


Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2012
Huy Thọ/Theo TTO