Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Biển Đông: "Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc sẵn sàng xuyên tạc"

13/08/2012 12:44
T.H
(GDVN) - "Trách nhiệm trước lịch sử đang đòi hỏi thế hệ chúng ta nhận rõ nguy cơ và có quyết sách sáng suốt, quyết tâm mạnh mẽ để bảo vệ giang sơn gấm vóc, đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của các thế hệ con cháu muôn đời sau".
"Họ trỗi dậy hơi sớm!"

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động ngang ngược trên biển với nhiều nước. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là Biển Đông, nên cần tăng cường đoàn kết, nhất trí trong từng thành viên ASEAN cũng như cả khối. Bài viết được đăng tải trên báo Tiền phong.
Cũng theo bài viết này, lý giải về hành động mạnh mẽ, bất chấp pháp lý quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông, GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải: "Gần đây, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tích lũy ngoại tệ dồi dào, đưa được người và trạm không gian lên vũ trụ, trang bị vũ khí mạnh… nên họ cho rằng thời cơ trỗi dậy để phân chia lại ảnh hưởng với các cường quốc đã đến.

Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, gây chuyện với tất cả các nước có chung đường biển, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí nhiều lần tàu cá xâm phạm cả lãnh hải của Nga.
Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, gây chuyện với tất cả các nước có chung đường biển, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí nhiều lần tàu cá xâm phạm cả lãnh hải của Nga.

Chính vì vậy, họ tỏ ra rất hung hăng, gây chuyện với tất cả các nước có chung đường biển, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí nhiều lần tàu cá xâm phạm cả lãnh hải của Nga.
Riêng ở Biển Đông, mưu đồ biến vùng biển này thành "ao nhà" của Trung Quốc bộc lộ qua những bước đi rất rõ ràng: Từ chỗ biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp đến thực hiện hàng loạt hành động ngang ngược nhằm xác lập chủ quyền như đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng ra Biển Đông, rồi kéo hàng ngàn tàu cá kèm tàu vũ trang vào vùng biển các nước…
Có thể nói rằng chủ quyền lãnh thổ nước ta đang đứng trước thử thách lịch sử rất to lớn.
Trách nhiệm trước lịch sử đang đòi hỏi thế hệ chúng ta nhận rõ nguy cơ và có quyết sách sáng suốt, quyết tâm mạnh mẽ để bảo vệ giang sơn gấm vóc, đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của các thế hệ con cháu muôn đời sau".
Trước câu hỏi: "Vì sao Trung Quốc có những động thái rất ngang ngược ngay sau khi Quốc hội ta thông qua Luật Biển?", GS Thuyết nhấn mạnh: "Phản ứng với Luật Biển Việt Nam chỉ là cái cớ để Trung Quốc thực hiện mưu đồ đã tính toán từ lâu. Các nước Philippines, Nhật Bản đâu có chuyện gì mắc mớ với họ về Luật Biển mà họ cũng hăm dọa và xâm phạm chủ quyền?
Với thế giới, Trung Quốc cho rằng, bây giờ là thời cơ của họ vì Mỹ và các nước phương Tây đang sa lầy ở Afghanistan và Trung Đông, khó có thể phản ứng mạnh với các hành vi ngang ngược của họ… Có thể nói Trung Quốc luôn biết tận dụng cơ hội, nhưng lần này họ đã không làm đúng lời dặn của Đặng Tiểu Bình là “náu mình chờ thời”.

Trung Quốc dồn dập đóng tàu đổ bộ tấn công 

Tàu vận tải đổ bộ 071 thứ ba đặt tên là Trường Bạch Sơn của Trung Quốc đang được gấp rút hoàn thành tăng cường khả năng tấn công đổ bộ ở biển Đông.

Gần đây, dân mạng TQ đã chụp được hình ảnh nhiều tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải, trong đó một chiếc tàu đổ bộ 071 đặc biệt thu hút sự chú ý.

Nhìn vào hình ảnh, chiếc tàu đổ bộ này đã hoàn thành cơ bản, bộ phận giàn giáo trên thân tàu đã dỡ bỏ. Có phân tích cho rằng, đây là tàu vận tải đổ bộ 071 thứ ba, số hiệu 989, được đặt tên là Trường Bạch Sơn. Hiện nay, hai tàu cùng loại khác là 998 Côn Luân Sơn và 999 Tỉnh Cương Sơn đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc – đều thuộc Hạm đội Nam Hải, hoạt động trên khu vực biển Đông.

Theo báo chí Trung Quốc chiếc tàu vận tải đổ bộ 071 thứ ba sẽ tăng thêm sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc trong lĩnh vực tác chiến đổ bộ. Đối với Trung Quốc, điều này có ý nghĩa thực tế tương đối quan trọng khi xảy ra xung đột ở biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan.

Họ trỗi dậy hơi sớm, vì vậy, hình ảnh “bạn của các dân tộc bị áp bức” được họ tạo dựng công phu từ bao năm nay sẽ bị lật tẩy".

Trao đổi với đối sách của Việt Nam trước tình hình mới, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định: "Chúng ta phải tăng cường sức mạnh quốc phòng. Nhưng quan trọng hơn là phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác. Về đối nội, phải khoan sức dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phải làm cho mỗi người Việt Nam thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và tin tưởng vào sức mạnh Việt Nam trong cuộc đấu tranh thiêng liêng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Về đối ngoại, cần tăng cường thông tin cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới hiểu rõ vấn đề; tăng cường đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN; tranh thủ mọi sự ủng hộ, hỗ trợ quốc tế. Trung Quốc là nước láng giềng. Về chiến lược, mình phải luôn giữ được quan hệ hoà bình với họ, đồng thời làm cho họ dần dần hành xử một cách có trách nhiệm như một nước lớn trong quan hệ láng giềng".

GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, một mặt, phải đưa vấn đề Biển Đông, bao gồm những chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam và hành vi xâm phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ra các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Mặt khác, phải sẵn sàng đáp trả đúng mức các hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Dân ta ai cũng sẵn sàng gánh vác sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chia sẻ với những khó khăn của đất nước. Những tin tức về hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta cũng như tin tức về chủ trương và các biện pháp xử lý của chúng ta, cũng như kết quả thực hiện chủ trương và các biện pháp đó cần được chuyển tải một cách đầy đủ và kịp thời tới nhân dân.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền cũng là để nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới hiểu rõ vấn đề. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc nói rất nhiều, rất mạnh, thậm chí sẵn sàng xuyên tạc, miễn có lợi cho họ.

Trong khi đó, công tác thông tin, tuyên truyền của ta vừa qua dường như chưa được chú trọng đúng mức", GS Thuyết nói.

Thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây. Thông tin này được báo Vnexpress đăng tải.
Câu chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt đầu được chú ý cách đây hơn 10 năm, khi Việt Nam chuyển từ xuất siêu 130 triệu USD năm 2000 sang nhập siêu gần 200 triệu USD một năm sau đó. Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.

Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam. Ảnh: Xinhua

Đến 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số chênh lệch giữa xuất - nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD). Liên tiếp trong vòng 2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu. Sau 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD, nhập khẩu 15,3 tỷ), trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu USD. Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu.
Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã cảnh báo về thực trạng này. Số liệu VEPR thống kê cho thấy trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam phần lớn xuất sang Trung Quốc các mặt hàng như nhiên - nguyên liệu (than, cao su, gỗ), thực phẩm (rau - củ - quả, thủy sản)… Trong khi đó, lại nhập khẩu chủ yếu máy móc, sắt thép, hóa chất (phân bón), sợi - nguyên liệu may…

Cũng theo tờ báo này, tìm hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư - năng suất lao động yếu, dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại… Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công hiện phải nhập tới 80 - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc - nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ, lại vừa dồi dào.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng, nhưng rất nhiều trong số đó là xuất khẩu “hộ” Trung Quốc. Còn việc nhập siêu từ Trung Quốc, bà Chi Lan chỉ ra nguyên nhân đáng lo ngại hơn.
Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo của VEPR cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD). Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông…
Đây chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam. “Điều này bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu. Các dự án xây dựng cũng hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.
Một vấn đề khác cũng được chuyên gia này chỉ ra là phần lớn dự án quan trọng ở lĩnh vực điện, giao thông mà phía Trung Quốc đang làm nhà thầu đang sử dụng vốn vay ODA. “Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”, chuyên gia này nhận định.
Trên thực tế, cơ quan quản lý từ lâu cũng đã nhận rõ sự bất hợp lý trong cán cân thương mại 2 nước. Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án Phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại. Phát biểu với báo chí gần đây, Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao…
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên định.

Chuyến công du của Bộ Trưởng Ngoại Giao và toan tính của Trung Quốc

Trung Quốc lần lượt tuyên bố thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương với 3 quốc gia Asean trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì tới các quốc gia này. Tuy nhiên đằng sau những tuyên bố đó rất có thể là những chiến lược ngoại giao đầy tính toán của Trung Quốc.

Indonesia được Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết trì chọn là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du lần này. Tại đây, ông Dương Khiết Trì hôm 10/8 đã có buổi hội đàm với người đồng cấp Marty Natalalegawa. Hai bộ trưởng tái khẳng định sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương về thương mại, đầu tư, quốc phòng và an ninh, đồng thời đưa mối quan hệ này sang thời kỳ phát triển mới.

“Quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cả hai nước đều gặt hái được những thành quả lớn lao qua hợp tác thành công về kinh tế, thương mại, quốc phòng và an ninh”, Bộ trưởng Dương Khiết Trì cho biết.

Đặc biệt, vấn đề Biển Đông đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh tại buổi hội đàm. Cả Indonesia và Trung Quốc đều nhận thấy sự cần thiết trong quan hệ hợp tác và ngoại giao với Asean nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bộ trưởng Indonesia cho biết vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục được giải quyết thông qua con đường ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác gắn bó giữa Asean và Trung Quốc. 

Về phía Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì cho rằng việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia và các nước Asean để triển khai đầy đủ và hiệu quả tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Sau Indonesia, Bộ trưởng Dương Khiết Trì cũng đã có chuyến thăm chính thức tới Brunei và Malaysia từ ngày 10 đến ngày 12/8. Tại hai nước trên, ông Dương Khiết Trì đã đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với Brunei và Malaysia trên mọi lĩnh vực, nhất là trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Brunei và Malaysia đều đánh giá cao mối quan hệ song phương với Trung Quốc và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với quốc gia nhằm tăng cường sự phát triển tại khu vực.

Chuyến công du tới ba nước Đông Nam Á này của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì được dư luận khu vực và thế giới hết sức quan tâm. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến thăm lần này của ông Dương Khiết Trì ngoài mục đích tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia nói trên, Trung Quốc dường như còn có những tính toán khác liên quan đến vấn đề Biển Đông.

(Vnmedia)


HÌNH ĐỘC: CHUYỆN BẾP NÚC Ở TRƯỜNG SA
NHỮNG HÌNH ẢNH "NÓNG" NHẤT VỀ TRƯỜNG SA

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY


T.H