Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

13/08/2012 22:00
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Học giả Đài Loan bộc lộ âm mưu nuốt trọn Biển Đông; Trung Quốc lộ tham vọng chiếm đoạt 80% Biển Đông; Đài Loan tuyên bố tập trận trên đảo Ba Bình của Việt Nam; 2 lý do khiến Bắc Kinh vội vã đưa tàu san bay "tái chế" vào trực chiến...
1. Lâm Úc Phương đã bộc lộ âm mưu nuốt trọn Biển Đông mà trước đây chưa quan chức nào từ phía Trung Quốc, Đài Loan dám thừa nhận: Đảo Ba Bình do Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và khống chế từ Thế chiến thứ Hai đến nay. (Xem đầy đủ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan là nhân vật theo đuổi đường lối hiếu chiến và tham gia thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng Đài Loan chốt giữ trái phép đảo Ba Bình, Trường Sa
Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan là nhân vật theo đuổi đường lối hiếu chiến và tham gia thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng Đài Loan chốt giữ trái phép đảo Ba Bình, Trường Sa

2. Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu hôm nay 13/8 đều đăng lại bài The New York Times phỏng vấn Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải - cơ quan nghiên cứu Biển Đông do giới chức Bắc Kinh lập ra, trong đó ông Tồn tuyên bố: Trung Quốc không đòi kiểm soát toàn bộ Biển Đông mà chỉ muốn chiếm 80% diện tích Biển Đông thôi!? Một phát ngôn ngông cuồng, trịch thượng. (Xem đầy đủ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam) 
Ngô Sỹ Tồn với những phát biểu ngông cuồng, xấc xược và vô giá trị về Biển Đông
Ngô Sỹ Tồn với những phát biểu ngông cuồng, xấc xược và vô giá trị về Biển Đông

3. Trung Quốc đang dùng đô la/nhân dân tệ làm công cụ mua chuộc một số nước thành viên ASEAN nhằm chia rẽ nội khối trong những vấn đề quan trọng cần tiếng nói chung. Chia rẽ ASEAN bằng đô la/nhân dân tệ là một trong những chính sách xuyên suốt nhằm thực hiện âm mưu thâm độc biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh tháng 12/2009.
Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh tháng 12/2009.

Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 1,9 tỷ USD trong năm ngoái, gấp đôi số tiền đầu tư của các nước ASEAN cộng lại và gấp 10 lần so với mức đầu tư của Mỹ. (Xem đầy đủ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

 4. Trung Quốc đang hoàn thành tàu vận tải đổ bộ 071 thứ ba đặt tên là Trường Bạch Sơn, tăng cường khả năng tấn công đổ bộ ở biển Đông. (Xem đầy đủ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)
Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn
Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn

5. Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 12/8 tại Malaysia, Kuala Lumpur và Bắc Kinh đã nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột nào trên Biển Đông cũng nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc thảo luận. 
(Xem đầy đủ trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak. Ảnh Thời báo Hoàn cầu
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak. Ảnh Thời báo Hoàn cầu
6. AFP dẫn nguồn tin Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Đài Loan ngày 12/8 cho biết vào tháng tới họ sẽ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có sử dụng súng cối 120 ly và pháo 40 ly mới với tầm bắn xa hơn. Tờ Tin tức Liên hiệp Buổi tối có tòa soạn tại Đài Bắc cho hay một số nghị sĩ Đài Loan cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận này. (Theo VietnamPlus)
Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và xây dựng trái phép sân bay trên đảo
Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt và xây dựng trái phép sân bay trên đảo

7. Có ít nhất 2 lý do cắt nghĩa cho việc Trung Quốc vội vã đưa tàu sân bay đầu tiên Varyag vào trực chiến sớm hơn kế hoạch ban đầu. Trước hết, nó nhằm hỗ trợ cho các tranh chấp diễn ra trên cả ba vùng biển tiếp giáp Trung Quốc ở Đông Á để phục vụ cho tham vọng bành trướng lãnh thổ. 
Táu chiến, máy bay hạm đội Nam Hải diễn tập trên Biển Đông (nguồn: Quân giải phóng TQ)
Táu chiến, máy bay hạm đội Nam Hải diễn tập trên Biển Đông (nguồn: Quân giải phóng TQ)

Thứ hai, các tướng lĩnh Trung Quốc muốn dùng sự kiện này để kích động tinh thần dân tộc nước lớn, hỗ trợ tăng cường sự hiện diện của phái quân đội trong bộ máy quyền lực Đảng Cộng sản Trung Quốc vào lúc cuộc đấu tranh đang ở giai đoạn quyết định trước Đại hội 18. Quân đội muốn có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị hiện đang co kéo giữa 7, 9 hay 11 ghế. (Theo Tổ Quốc)
8. Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm đóng thêm các đảo mới - tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, phân tích các biện pháp nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc trong cuốn sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" vừa ra mắt. (Theo VNE) 

Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.
Đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân Trung Quốc, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil.
9. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động ngang ngược trên biển với nhiều nước. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là Biển Đông, nên cần tăng cường đoàn kết, nhất trí trong từng thành viên ASEAN cũng như cả khối. (Theo Tiền Phong)
GS. Nguyễn Minh Thuyết
GS. Nguyễn Minh Thuyết

10. Trong một bài xã luận được website của tờ Nhân Dân Nhật báo đăng lại trong hôm nay, 13.8, mạng Tin tức Trung Quốc khẳng định Trung Quốc thực hiện những hành động khiêu khích gần đây của họ là “những quả đấm liên hoàn” nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền và lợi ích của họ. Truyền thông và các quan chức Trung Quốc nói huỵch toẹt rằng các hoạt động gần đây của họ tại biển Đông là những biện pháp được sắp đặt cẩn thận nhằm bảo vệ chủ quyền phi lý của họ tại khu vực. (Theo Thanh niên)

Tàu Hải giám của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tàu Hải giám của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

11. Trung Quốc lần lượt tuyên bố thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương với 3 quốc gia Asean trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì tới các quốc gia này. Tuy nhiên đằng sau những tuyên bố đó rất có thể là những chiến lược ngoại giao đầy tính toán của Trung Quốc. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến thăm lần này của ông Dương Khiết Trì ngoài mục đích tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia nói trên, Trung Quốc dường như còn có những tính toán khác liên quan đến vấn đề Biển Đông.(Theo VnMedia)
Tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Nguồn: Hải quân Philippines.
Tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Nguồn: Hải quân Philippines.

12. Kết quả điều tra dư luận mới nhất cho thấy, dân chúng Philippines không tín nhiệm Trung Quốc với tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử, vì Trung Quốc có những hành động ngang ngược ở biển Đông. (Theo Tiền Phong)
Tàu Ngư chính (trái) và tàu cá Trung Quốc.
Tàu Ngư chính (trái) và tàu cá Trung Quốc.

13. Những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc thời gian gần đây tại nhiều vùng biển khác nhau khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng Bắc Kinh đang khuyến khích ngư dân cướp cá trên các đại dương nhằm khẳng định sự “tồn tại” của họ ở những khu vực này, tạo tiền đề để thực hiện âm mưu độc bá biển Đông và các vùng hữu quan. (Theo CAND)
Nguyễn Hường (tổng hợp)