Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

14/08/2012 22:00
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Trung Quốc xây trái phép 9 trạm phát sóng di động ở Trường Sa; Tân Hoa Xã: Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974; Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông...

Có thể bạn quan tâm

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

1. Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng trái phép hệ thống nhà nổi bê tông cốt thép kiên cố để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông. Nhiều kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh 9 trạm thu phát sóng di động mà quân Trung Quốc xây trộm ở Trường Sa.(Xem trộn bộ ảnh này trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

Một trong các trạm thu phát sóng di động Trung Quốc xây dựng trái phép trên Trường Sa.
Một trong các trạm thu phát sóng di động Trung Quốc xây dựng trái phép trên Trường Sa.
2. Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức. (Xem đầy đủ tin này trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)


nh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
nh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

3. Phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhân chuyến thăm Malaysia 3 ngày, Ngoại trưởng Maylaysia Datuk Seri Anifah Aman cho biết ông tin rằng "Bắc Kinh nghiêm túc" trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, cũng như điều các nước ASEAN muốn. (Xem đầy đủ tin này trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

Thủ tướng Malaysia (phải) hội kiến với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) hôm 12/8.
Thủ tướng Malaysia (phải) hội kiến với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) hôm 12/8.
4. “Sự xuất hiện các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á dẫn đến thế ràng buộc nên dù có căng thẳng đến đâu nhưng cũng không thể xảy ra chiến tranh tại đây” - ông Phạm Nguyên Long – nguyên là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á – Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nhận định. (Xem đầy đủ tin này trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

Ông Phạm Nguyên Long
Ông Phạm Nguyên Long
5. Ngắm những bức hình nóng bỏng từ Trường Sa. (Xem trộn bộ ảnh này trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)

Chiến sĩ Hải quân Việt Nam tại Trường Sa.
Chiến sĩ Hải quân Việt Nam tại Trường Sa.
6. Cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm có thể là bàn đạp xuống phía nam để Trung Quốc lập các thành phố khác, thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông. Đây là nhận định của nhà phân tích Sarabjeet Singh Parma, học giả thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ đăng trên tạp chí Eurasia Review tháng này. (Theo VNE)

Tàu Ngư Chính 310 và một tàu cá Trung Quốc đánh cá trên Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Tàu Ngư Chính 310 và một tàu cá Trung Quốc đánh cá trên Biển Đông. Ảnh: Xinhua
7. Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV thường trú tại Bắc Kinh, Phó chủ tịch hội Hữu nghị Trung - Việt, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc cho biết, những lời lẽ cực đoan liên quan đến Việt Nam xuất hiện trên một số báo chí Trung Quốc chỉ là quan điểm cá nhân, không đại diện cho chính sách của Chính phủ Trung Quốc. (Theo VOV)
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc (Ảnh: Internet)
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc (Ảnh: Internet)

8. Trong cuốn "Dấn ấn Việt Nam trên Biển Đông", sau khi nêu thực trạng tranh chấp trên Biển Đông, tham vọng và chiến lược của Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ  đã tổng hợp 5 sáng kiến để giải quyết tranh chấp. 
Năm sáng kiến này gồm: thống nhất cách giải thích và vận dụng các tiêu chuẩn xác định phạm vi vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển ở xung quanh Biển Đông; thống nhất phạm vi biển, thềm lục địa chồng lấn; thống nhất các tiêu chuẩn xác định phạm vi biển và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với tư cách là những quần đảo xa bờ, không phải quốc gia quần đảo; thống nhất nguyên tắc pháp lý và thực tiễn quốc tế áp dụng cho việc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nếu yêu sách nào đã đưa ra không phù hợp với những tiêu chuẩn đã được thống nhất thì phải bị coi là vô giá trị. (Theo VNE)

Hải quân Việt Nam ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Hải quân Việt Nam ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.

9. Theo nhận định của dịch giả Trần Đình Hiến, nguyên Tùy viên Báo chí - văn hóa Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc: Trung Quốc là nước lớn, đông dân nhưng không có tư cách nước lớn... Về mặt chứng và lý, Trung Quốc không thể chứng minh Biển Đông là của họ... Những bằng chứng lịch sử thì không đưa ra được, thì giở thủ đoạn “lấy thịt đè người”... "Do đó Trung Quốc không có tư cách nước lớn". (Theo Báo Nông nghiệp VN)
Ông Trần Đình Hiến.
Ông Trần Đình Hiến.

10. Trung Quốc muốn cùng Đài Loan hợp tác phòng thủ Biển Đông, nhưng Đài Loan lo ngại nguy cơ Trung Quốc chiếm cả đảo Ba Bình, chiếm cả Đài Loan. Trong vấn đề Biển Đông, hai bờ eo biển hiện vẫn còn nhiều bất đồng mang tính nguyên tắc. Như vậy “không khỏi khiến nhân dân hai bờ lo lắng” - ông Vương Kiến Dân thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đài Loan của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Bình luận Trung Quốc (Hồng Kông) số tháng 8. (Theo Tổ Quốc)
Nguyễn Hường (tổng hợp)