"Sốc" vì bầu Kiên bị bắt

21/08/2012 11:14
P.T
(GDVN) -  Một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết: Khi nghe tin bầu Kiên bị bắt ông thực sự sốc. Việc ông Kiên bị bắt như thế nào vì tội danh gì cũng khiến nhiều đồng nghiệp hồi hộp chờ đợi.

Một chuyên gia ngân hàng nhận định việc ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) – từng là phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt là tin sốc với nhiều người. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc hoạt động giao dịch không ảnh hưởng nhiều vì đây chỉ là cá nhân một cổ đông không nằm trong HĐQT, ban lãnh đạo.

Nhưng trên thị trường chứng khoán thì có thể ảnh hưởng.

Việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của ngân hàng nơi ông có cổ phần
Việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của ngân hàng nơi ông có cổ phần


Bầu Kiên bị bắt: Cập nhật liên tục

Bầu Kiên bị bắt: Cập nhật liên tục

Trước khi bị bắt,

Trước khi bị bắt, "bầu" Kiên bí ẩn như thế nào?

Một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết: Khi nghe tin bầu Kiên bị bắt ông thực sự sốc. Mặc dù chưa gặp bầu Kiên lần nào nhưng trong giới tài chính thì đây cũng là gương mặt gây chú ý. Việc ông Kiên bị bắt như thế nào vì tội danh gì cũng khiến nhiều đồng nghiệp hồi hộp chờ đợi. Nhưng vị lãnh đạo này vẫn cho rằng hoạt động giao dịch trên các ngân hàng có ông Kiên nắm cổ phần sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Trên thị trường chứng khoán, năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng. Việc ông Kiên bị bắt cũng khiến giới đầu tư nghe ngóng tình hình.

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia ngân hàng tài chính hàng đầu trong nước và có nhiều năm làm việc ngành ngân hàng ở Mỹ cho biết việc một cá nhân làm trong ngành ngân hàng bị công an bắt là do đã vi phạm luật hình sự như tham ô, tham nhũng, gian lận, cướp đoạt tài sản, thất thoát tài sản của nhà nước. Qua một tiến trình điều tra, những người đó có thể đóng tiền đặt cọc có thể từ 100 nghìn đến 2 triệu USD để bảo đảm người đó không bỏ trốn.

Còn việc gây lỗ lãi trong ngân hàng vi phạm kinh tế thương mại không bị bắt. Nếu vi phạm thương mại thì cá nhân đó sẽ bị người chịu thiệt hại truy tố như cổ đông, đối tác… Còn hình sự thì nhà nước đứng ra truy tố, liên quan đến hình sự mới có quyền bắt giam. Lệnh hành chính của cơ quan an ninh, cảnh sát địa phương, cảnh sát FBI phải có lệnh của tòa mới được bắt.

Ở VN việc này vẫn chưa được chặt chẽ, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra cá nhân có biểu hiện gì đó trong việc kinh doanh hay tài chính cá nhân.

Theo thông tin mới nhất GDVN có được, bước đầu việc ông Kiên bị bắt không liên quan đến hoạt động ngân hàng.

P.T