Video: Tàu Curiosity bắn phát laser đầu tiên khám phá địa chất sao Hỏa

21/08/2012 16:17
Nguồn: Tinh Tế
Sau khi được cập nhật phần mềm mới cách đây ít ngày thì chủ nhật vừa qua, phương tiện thăm dò Curiosity của NASA đã bắn tia laser đầu tiên, khởi đầu sứ mạng 2 năm nhằm khám phá địa chất hành tinh đỏ.
Sau khi được cập nhật phần mềm mới cách đây ít ngày thì chủ nhật vừa qua, phương tiện thăm dò Curiosity của NASA đã bắn tia laser đầu tiên, khởi đầu sứ mạng 2 năm nhằm khám phá địa chất hành tinh đỏ. Mục tiêu của Curiosity là một hòn đá được gọi là Coronation (số hiệu N165) rộng 7 cm cách tàu khoảng 3 m. Máy phát laser trên Curiosity đã bắn 30 xung trong khoảng thời gian 10 giây với công suất lên đến 1 triệu W. Khi các hạt đá nhỏ li ti của Coronation bị bốc hơi thành một đốm sáng plasma, hệ thống ChemCam trên Curiosity sẽ phân tích cấu tạo của đá bằng một kính hiển vi và 3 phổ kế. Thêm vào đó, việc phân tích quang phổ cũng giúp các nhà khoa học xác định liệu rằng tia laser đã làm tan đá hay chỉ là lớp bụi bao phủ bên ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên một thí nghiệm bằng laser được thực hiện trên một hành tinh khác.
Máy phát laser là một phần thuộc hệ thống ChemCam trang bị trên Curiosity. Nó là một gói các công cụ được đặt từng phần trên tháp của phương tiện bao gồm một kính hiển vi, máy phát laser và một thiết bị ảnh hóa siêu vi được điều khiển từ xa. Một sợi cáp quang sẽ kết nối hệ thống từ đỉnh xuống 3 phổ kế bên trong Curiosity được dùng để phân tích đá bay hơi. Từ khoảng cách khoảng 7 m, ChemCam có thể nhận biết đá, xác định cấu thành của đất, đo đạc sự tồn tại của các nguyên tố hóa học, phát hiện sự có mặt của các phân tử băng hoặc nước và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ về hình ảnh cho các hoạt động khoan thăm dò. ChemCam được phát triển phần lớn tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (LANL), tại Los Alamos, New Mexico và trung tâm nghiên cứu bức xạ vũ trụ (CESR), tại Toulouse, Pháp. Bên cạnh việc bắn phá đá bằng laser, Curiosity cũng chuẩn bị lăn bánh bằng nguồn năng lượng nạp sẵn. Những chuyển động đầu tiên của Curiosity sẽ khá khiêm tốn với việc khởi động các bánh xe từ mạng này sang mạng kia. Sau đó, Curiosity sẽ bắt đầu di chuyển tiến tới trước 3 m, xoay 1 góc 90 độ và sau đó lùi khoảng 2 m. Một khi quy trình kiểm tra hệ thống hoàn tất, Curiosity sẽ lăn đến một khu vực định sẵn có tên gọi "Glenelg", cách vị trí hạ cánh là miệng núi lửa Gale khoảng 400 m về phía đông nam. Sở dĩ các nhà khoa học chọn khu vực này bởi Glenelg là điểm hội tụ giữa 3 dạng địa hình với lớp đá nền xếp lớp phù hợp cho hoạt động khoan thăm dò địa chất sao Hỏa. John Grotzinger - nhà khoa học thuộc dự án Curiosity đến từ viện công nghệ California cho biết: "Chúng tôi gần như đã sẵn sàng để nạp các điểm đến mới vào hệ thống định vị GPS và lần theo con đường đang mở. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của chúng tôi là không có tín hiệu GPS nào trên sao Hỏa và vì vậy, chúng tôi có một đội ngũ kỹ sư giúp định hướng từng bước cho phương tiện." Thêm vào đó, bài tập cho Curiosity còn khó khăn hơn bởi thực tế sao Hỏa không có từ trường nên la bàn cũng trở nên vô dụng. Nhưng ít ra thì Curiosity đã hoàn tất bài tập với máy phát laser và hy vọng cuộc chạy thử tiếp theo sẽ diễn ra suôn sẻ.
Nguồn: Tinh Tế