PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

24/08/2012 06:20
Bích Thảo
(GDVN) - "Nói tục chửi bậy chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá các em có tư tưởng bệnh hoạn, thiếu đạo đức được".
LTS: Nói tục, chửi bậy đang ngày càng tràn lan trong giới trẻ. Liệu có phải bản chất của những người nói tục, chửi bậy là thiếu đạo đức hay không? Làm thế nào để có thể giúp trẻ hạn chế những ngôn từ thiếu trong sáng đó? Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng PGS Văn Như Cương về vấn đề này.
Nói tục, chửi bậy đa phần không thuộc về bản chất
Tại các cổng trường, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh túm năm, tụm bảy nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ tục tĩu. Theo PGS Văn Như Cương thì “hiện tượng nói năng bậy bạ là do thói quen chứ đa phần không thuộc về là bản chất, ý thức của các em học sinh”. Trước khi vào trường, các em học sinh thường ngồi quán nước, thấy người ta văng tục, rồi về nhà bố mẹ đôi khi không để ý nên cũng nói năng như vậy rất dễ khiến trẻ học theo. Các em lại không được sự uốn nắn kịp thời ngay lúc đó nên không thể tránh được việc nghe nhiều rồi cũng trở thành thói quen. PGS Văn Như Cương nhận định: “Nói bậy, chửi thề có thể do các em học sinh thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái nên cứ quen miệng học theo. Ngay cả khi các em phát ngôn ra những từ tục tĩu ấy tôi tin rằng các em không hề liên tưởng đến những hình ảnh thật, nghĩa đen thực sự của từ ngữ đó”.
PGS Văn Như Cương
PGS Văn Như Cương
Rất nhiều người quy kết rằng các em nói bậy là thiếu văn hóa, là đạo đức kém. Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương lại nhận định: “Nói tục chửi bậy chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người, nhưng không vì thế mà chúng ta đánh giá những em đó có tư tưởng bệnh hoạn, thiếu đạo đức được. Đó chỉ là thói quen vô thức và chưa được dạy dỗ, uốn nắn đúng mực. Do vậy, chúng ta cần phải tạo ra một môi trường đúng mực để các em học hỏi”.

Học sinh văng tục, chửi bậy: Vấn nạn của toàn xã hội

Học sinh văng tục, chửi bậy: Vấn nạn của toàn xã hội

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò ảnh 3

"Văn hóa chửi" của người miền Bắc có từ bao giờ?

Trẻ nói tục, chửi bậy: Sáu nguyên nhân khiến con hư tại... bố

Trẻ nói tục, chửi bậy: Sáu nguyên nhân khiến con hư tại... bố

Cũng theo PGS Văn Như Cương thì nhà trường và gia đình chính là môi trường tốt nhất để giáo dục, uốn nắn con trẻ. Không ít những gia đình lao động thường thiếu chú trọng đến lời ăn tiếng nói trước mặt con trẻ và họ còn có thói quen nói tục, chửi bậy. Chính những ông bố bà mẹ đó lại làm cho các em bị ngấm thói quen xấu vào người. Một môi trường tốt với những người lớn làm chuẩn mực, làm gương cho các em sẽ có thể giúp các em có những thói quen tốt. Thầy Văn Như Cương chia sẻ: "Tất cả học sinh đều biết rằng khi học ở Lương Thế Vinh không được nói tục, chửi bậy. Nói tục, chửi bậy hay ăn mặc lố lăng đều không thể được chấp nhận nên khi các em vào môi trường này cũng đều khép mình. Nếu như được rèn luyện như thế thì ít nhất là trong một môi trường khác, các em cũng sẽ cẩn trọng hơn". Đặc biệt hiện nay tâm lí đám đông, trào lưu cộng đồng đã và đang ngày càng có sức hút đối với các bạn trẻ. Khi một học sinh thấy các bạn mình làm việc gì đó, nói chuyện như thế nào là các em sẵn sàng chạy theo để cho mình cũng bằng chúng bằng bạn. Nếu như mình không làm theo các bạn thì sẽ bị coi thường, bị chê bai là lạc hậu. Mặt khác, báo chí đôi khi cũng chạy theo trào lưu của giới trẻ, du nhập rất nhiều ngôn từ ngoại lai, những cách sống ngoại lai. Rất nhiều bạn trẻ tiếp thu một cách không chọn lọc kĩ càng, không nhận thức được các mặt đúng sai và họ coi đó là sự hòa nhập xã hội. Chính vì thế mà hiện tượng nói tục, chửi thề ngày càng lan tràn trong xã hội. Cách dạy con của PGS Văn Như Cương
Phương châm gia đình là nền tảng tốt nhất, môi trường hình thành phẩm chất, nhân cách cho trẻ nên cần phải chú trọng giáo dục trẻ ngay từ trong gia đình. PGS Văn Như Cương cũng từng mắng, từng bạt tai con nhưng phải có chừng mực và quan trọng là dạy con đạo lí làm người. “Mắng thì có mắng, đôi khi cáu lên cũng tạt tai một cái, dọa một chút. Tuy nhiên, mắng nhưng không chửi bới, hay dùng những lời lẽ thô tục vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của trẻ. Tôi cũng có tính giống bố tôi. Đôi khi con tôi làm việc gì đó sai trái, tôi chỉ nói nhẹ nhàng thôi và tỏ ra buồn, không bằng lòng. Những lúc như vậy con tôi sợ lắm, chúng sẽ suy nghĩ và tự nhận ra lỗi sai của mình", PGS Văn Như Cương chia sẻ. Dân gian vẫn có câu “con hư tại mẹ”, nhưng theo PGS Văn Như Cương trong gia đình trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ con cái là của cả bố và mẹ. Nếu con cãi lại mẹ thì bố cần phải can thiệp, nếu bố to tiếng, nóng tính thì mẹ cần nhẹ nhàng góp ý.  PGS Văn Như Cương nói thêm: “Nếu mở cửa cho khách, bên ngoài là ánh sáng mặt trời, thì con gái cần phải chú ý đứng gọn sang một bên. Vì dù mặc quần áo như thế nào cũng sẽ bị ánh nắng mặt trời xuyên qua. Khi chan canh thì phải bỏ đũa xuống, khi ăn hết cơm thì trong bát không được để thừa một hạt cơm nào cả. Nếu như con cái có lời nói nào đó không hợp đạo, không đúng mực thì đều phải uốn nắn ngay từ bé". PGS Văn Như Cương nhận định, những điều nhỏ phải dạy trẻ từ nhỏ, và bằng ngôn từ nhẹ nhàng chắc chắn sẽ giúp trẻ hình thành một nhân cách trong sáng, đúng đắn. Nếu cha mẹ dùng roi vọt, hay chửi bới con thì sẽ chỉ tạo ra những đứa trẻ lệch lạc về nhân cách mà thôi.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

"Văn hóa chửi" của người miền Bắc có từ bao giờ?

Chùm ảnh: Nữ sinh khoe thân phản cảm trong áo dài (P2)

Chùm ảnh: Những trò lố của sinh viên Trung Quốc trong ký túc xá (P2)

Trẻ nói tục, chửi bậy: Sáu nguyên nhân khiến con hư tại... bố

Học sinh văng tục, chửi bậy: Vấn nạn của toàn xã hội

Ngắm vẻ đẹp căng tràn của Hotgirl Học viện Thời trang London

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo