TS Trịnh Hòa Bình: "Học sinh chửi tục, nói bậy vì người lớn dối trá"

25/08/2012 06:45
Bích Thảo (Thực hiện)
(GDVN) - Bố mẹ là những người nói tục, chửi bậy, thầy cô không làm đúng đạo đức khiến những chuẩn giá trị ngày càng bị đảo lộn, giới trẻ dần dần ngấm những thói hư tật xấu ở đời - đó là quan điểm của TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình về hiện tượng học sinh chửi bậy, nói tục. 
LTS:Trước thực trạng học sinh, sinh viên nói tục chửi bậy ngày càng phổ biến. Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng lỗi không phải hoàn toàn thuộc về con trẻ. Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với TS. Trịnh Hòa Bình.Học sinh nói bậy từ người lớn mà ra
Thưa ông, ngày nay giới trẻ nói tục, chửi bậy rất nhiều, ông có lí giải gì về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không tốt đẹp này?
TS.XHH Trịnh Hòa Bình: Việc nói tục, chửi bậy của học sinh hiện nay chính là từ người lớn mà ra. Chúng ta một thời đã xóa bỏ đạo Khổng, vì đạo lí này có nhiều trì trệ, những luật lệ, tôn ti hà khắc. Nhưng chính đạo Khổng đó lại có giá trị giúp người ta biết lễ, biết kính trọng. Không phải ngẫu nhiên sách Lễ khí của Khổng tử được coi trọng là “Tứ thư ngũ kinh” về quy chuẩn ở đời, thang bậc giá trị mà chúng ta phải theo đuổi. Còn hiện nay chúng ta dường như không còn coi trọng nhiều lễ nghĩa nữa.
TS XHH Trịnh Hòa Bình
TS  XHH Trịnh Hòa Bình
Việc nói tục, chửi bậy của học sinh một phần rất lớn là do phong tục tập thể kiểu cũ để lại. Phong tục đó đã giải phóng cá nhân chủ nghĩa, mọi người đều bằng nhau, hệ thống tôn ti, trật tự trong xã hội không được tôn trọng. Chính vì vậy mà tạo ra sự xô bồ trong ngôn ngữ, trong văn hóa ứng xử giữa con người với nhau.

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam

Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc

Học sinh nói tục, chửi bậy bắt nguồn từ gia đình

Học sinh nói tục, chửi bậy bắt nguồn từ gia đình

Ngoài ra, người ta còn có thể biện minh bằng công cuộc cải cách kinh tế: Ai cũng bận rộn nên không chấp những điều nhỏ nhặt ấy, không đòi hỏi lễ phép. Rồi dần dần việc không để ý giáo dục đạo đức trở thành quen, truyền từ đời này xuống đời khác. Theo ông văn hóa giao tiếp, ứng xử của người miền Nam có khác như thế nào với người miền Bắc?
TS.XHH Trịnh Hòa Bình: Người miền Nam dù chưa chắc đã thừa hưởng nền giáo dục Nho giáo bằng miền Bắc, nhưng hiện nay họ vẫn giữ được tôn ti, trật tự, lễ phép xã hội. Người của công chúng miền Bắc cũng khác với người miền Nam. Họ sẵn sàng ăn nói bờm xơm, xô bồ, mắng mỏ người khác. Bây giờ nhiều người cho rằng cần phải nói tục, chửi bậy, mắng mỏ người khác như kiểu một cô diva gần đây mới gọi là oách, là quần chúng. Khi va chạm xe cộ, người miền Bắc thường dễ quay ra mắng chửi nhau ngay: “Thằng kia mày mù à, đi đứng kiểu gì thế” chứ không bao giờ để nguyên hiện trường chờ nhà chức trách đến giải quyết. Đạo đức của chúng ta ngày càng tệ như thế đó. Người ta cho rằng nói tục chửi bậy không phải là bản chất mà chỉ là thói quen thôi, do bị nhiễm từ xã hội, liệu rằng đây có phải do lỗi của giới trẻ hay không?
TS.XHH Trịnh Hòa Bình: Đây chỉ là ý kiến biện minh thôi. Người ta cho rằng, đó chỉ là vỏ ngôn ngữ, âm thanh không hàm chứa nội dung, nhưng kì thực nó cũng bao hàm rất nhiều nội dung. Đặc biệt, khi nói ra những điều như thế coi như họ xem thường tất cả, không có gì thiêng liêng nữa. Tôi đồng ý đó có thể là thói quen, nhưng thói quen tồn tại quá lâu nó sẽ đi vào tiềm thức, chảy trong mạch máu và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Xã hội đang ngày càng xô bồ và không dám nhìn thẳng vào vấn đề mà luôn né tránh biện minh. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt cho học sinh. Chừng nào người lớn không coi trọng trách nhiệm cá nhân thì mọi cái sẽ còn đảo lộn. Người lớn dối trá thì làm sao trẻ ngoan được
Thưa ông vai trò của nhà trường trong việc giáo dục học sinh như thế nào khi mà trong nhà trường còn nhiều thầy cô chửi, đánh học sinh?
TS.XHH Trịnh Hòa Bình: Nhà trường phải là trung tâm điểm để giáo dục nhân cách cho trẻ. Nhưng hiện nay "bệnh" giả dối của xã hội và nhà trường rất nhiều. Giữa lời nói và việc làm nó không ăn nhập với nhau. Giáo lí của người ta không có nội dung đích thực.
Học sinh sẵn sàng đánh chửi nhau chỉ vì xích mích nhỏ
Học sinh sẵn sàng đánh chửi nhau chỉ vì xích mích nhỏ
Tình trạng học sinh không tôn trọng thầy cô giáo, rồi cô giáo đánh chửi học sinh xảy ra không phải là ít. Vì rất nhiều nguyên nhân nhưng một phần không nhỏ là do thầy cô giáo sống không đúng chuẩn mực, ép học sinh học thêm, ăn tiền của phụ huynh. Nếu như người lớn còn mãi dối trá thì làm sao con trẻ ngoan lên được? Vì vậy chúng ta cần phải giáo dục con trẻ ngay từ trong gia đình. Nhưng thưa ông, không ít ông bố bà mẹ lại còn chửi bậy, nói tục hơn cả con cái. Vậy thì làm sao có thể giáo dục cho con trẻ được?
TS.XHH Trịnh Hòa Bình: Bố mẹ cần nghiêm khắc với việc chửi bậy trong gia đình nhưng không phải bằng roi vọt mà là phân tích cho trẻ thấy rằng nói tục, chửi bậy không hay chút nào. Người lớn phải làm gương cho trẻ trước. Kì thực trong xã hội này chính người lớn lại là những người nói tục, chửi bậy nhiều hơn cả trẻ vậy thì làm sao mà có thể làm gương cho trẻ được. Hàng loạt giá trị đang bị đánh tráo, chúng ta đang chạy theo những giả giá trị, phản giá trị. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta bi quan hoàn toàn, nhưng người lớn phải làm gương, nhà trường phải giáo dục đúng đắn cho trẻ. Nếu cả xã hội kiên quyết làm thì chắc chắn sẽ giáo dục được nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Vì Nho giáo không dễ gì bị tiêu vong, con người Việt Nam vốn dĩ vẫn là những người coi trọng văn hóa, đạo đức, lễ nghĩa. Xin chân thành cảm ơn ông!

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

 Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc

Cười vỡ bụng với clip hát nhép của sinh viên

Chùm ảnh: Những "trò lố" của sinh viên Trung Quốc trong ký túc xá (P3)

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

Cần đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử phổ thông

“Hội nghị Diên Hồng” về an toàn giao thông trong trường học

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo (Thực hiện)