Các CLB Premier League chuyển sang hoạt động theo quỹ lương?

24/08/2012 18:12
Trần Long

(GDVN) - Nếu ý tưởng này thành sự thực, thời đại của những đội bóng toàn sao và những vụ mua bán bom tấn sẽ chấm dứt.

Trên kênh ESPN tiết lộ thông tin các sếp lớn của BTC Premier League đang tính tới việc buộc các CLB phải giới hạn chi tiêu bằng quỹ lương hàng năm cho các cầu thủ, HLV và cả ban huấn luyện. Nói một cách khác, mỗi CLB sẽ có một con số nhất định, và quỹ lương của họ không được vượt qua con số đó.
Trên kênh ESPN tiết lộ thông tin các sếp lớn của BTC Premier League đang tính tới việc buộc các CLB phải giới hạn chi tiêu bằng quỹ lương hàng năm cho các cầu thủ, HLV và cả ban huấn luyện. Nói một cách khác, mỗi CLB sẽ có một con số nhất định, và quỹ lương của họ không được vượt qua con số đó.
BTC giải đang tiến hành thu thập tư liệu để thực hiện một cuộc nghiên cứu giải đấu về trung bình chi tiêu hàng năm của các CLB về lương bổng. Tuy chưa có kết quả nhưng có một điều chắc chắn là chi tiêu về lương của những đội bóng lớn sẽ ở vào mức khổng lồ, và điều đó sẽ càng thôi thúc giải đấu đi tới hạn chế quỹ lương.
BTC giải đang tiến hành thu thập tư liệu để thực hiện một cuộc nghiên cứu giải đấu về trung bình chi tiêu hàng năm của các CLB về lương bổng. Tuy chưa có kết quả nhưng có một điều chắc chắn là chi tiêu về lương của những đội bóng lớn sẽ ở vào mức khổng lồ, và điều đó sẽ càng thôi thúc giải đấu đi tới hạn chế quỹ lương.
Để độc giả có thể hiểu được ý tưởng này, đây là giải thích: Mỗi mùa giải Premier League sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận mà số tiền này chính là tiền thưởng lẫn tiền bản quyền phát sóng được chia cho các CLB. Căn cứ theo con số chia trung bình 20 đội từ số lợi nhuận trên, BTC sẽ định ra quỹ lương mà theo đó các CLB sẽ phải giới hạn mức lương của cầu thủ, HLV và các trợ lý huấn luyện trong khoảng đó.
Để độc giả có thể hiểu được ý tưởng này, đây là giải thích: Mỗi mùa giải Premier League sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận mà số tiền này chính là tiền thưởng lẫn tiền bản quyền phát sóng được chia cho các CLB. Căn cứ theo con số chia trung bình 20 đội từ số lợi nhuận trên, BTC sẽ định ra quỹ lương mà theo đó các CLB sẽ phải giới hạn mức lương của cầu thủ, HLV và các trợ lý huấn luyện trong khoảng đó.
Nếu vượt quá quỹ lương, các CLB sẽ chỉ được quyền trả lương cầu thủ mới mua trong một khoảng gọi là “ngoại lệ” (exception). Nếu câu lạc bộ vượt quá quỹ lương cho phép, họ sẽ bị đánh thuế xa xỉ phẩm (luxury tax) hàng ngày tính theo khoảng cách giữa quỹ lương của họ với quỹ lương cho phép (VD: nếu khoảng cách là 500 bảng, Chelsea sẽ phải đóng 500 bảng/một ngày hoạt động của CLB, cho đến khi chừng nào họ giảm xuống mức cho phép). Chưa hết, với đội bóng nào đã quá quỹ lương, vụ chuyển nhượng cầu thủ nào mà hợp đồng cầu thủ có mức lương khiến quỹ lương vượt quá mức giới hạn thì sẽ bị BTC bất hợp pháp hóa.
Nếu vượt quá quỹ lương, các CLB sẽ chỉ được quyền trả lương cầu thủ mới mua trong một khoảng gọi là “ngoại lệ” (exception). Nếu câu lạc bộ vượt quá quỹ lương cho phép, họ sẽ bị đánh thuế xa xỉ phẩm (luxury tax) hàng ngày tính theo khoảng cách giữa quỹ lương của họ với quỹ lương cho phép (VD: nếu khoảng cách là 500 bảng, Chelsea sẽ phải đóng 500 bảng/một ngày hoạt động của CLB, cho đến khi chừng nào họ giảm xuống mức cho phép). Chưa hết, với đội bóng nào đã quá quỹ lương, vụ chuyển nhượng cầu thủ nào mà hợp đồng cầu thủ có mức lương khiến quỹ lương vượt quá mức giới hạn thì sẽ bị BTC bất hợp pháp hóa.
Kế hoạch mà những người đứng đầu Premier League đặt ra là nhằm giảm thiểu tình trạng nhiều CLB Premier League, dù làm ăn có lãi nhưng vẫn phải gánh những khoản nợ khổng lồ có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nó giúp các CLB tập trung hơn vào công tác đào tạo tài năng bản địa, một trong những nguyên nhân khiến ĐTQG Anh liên tục thất bại ở các đấu trường quốc tế và Premier League bị làn sóng cầu thủ ngoại che phủ.
Kế hoạch mà những người đứng đầu Premier League đặt ra là nhằm giảm thiểu tình trạng nhiều CLB Premier League, dù làm ăn có lãi nhưng vẫn phải gánh những khoản nợ khổng lồ có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nó giúp các CLB tập trung hơn vào công tác đào tạo tài năng bản địa, một trong những nguyên nhân khiến ĐTQG Anh liên tục thất bại ở các đấu trường quốc tế và Premier League bị làn sóng cầu thủ ngoại che phủ.
Và quan trọng hơn, nó bảo đảm tính công bằng cho các đội bóng: Nếu Chelsea trả lương Torres quá cao, họ sẽ khó mà đề nghị mức thu nhập tương tự cho những ngôi sao khác, tức buộc phải đưa vào đội hình những cầu thủ có trình độ khá với mức thu nhập chấp nhận được.
Và quan trọng hơn, nó bảo đảm tính công bằng cho các đội bóng: Nếu Chelsea trả lương Torres quá cao, họ sẽ khó mà đề nghị mức thu nhập tương tự cho những ngôi sao khác, tức buộc phải đưa vào đội hình những cầu thủ có trình độ khá với mức thu nhập chấp nhận được.
Hiện tại ý tưởng này đã được bàn bạc giữa các chủ tịch CLB bóng đá ở mỗi khu vực, và họ sẽ có cuộc đại hội vào ngày 7/9 tới. Phía Man City không đồng tình với ý tưởng này (tất nhiên), nhưng Chelsea và Man Utd thì lại ủng hộ. 2 CLB này đều đã chấp nhận điều luật Công bằng Tài chính của UEFA, do đó họ coi giải pháp quỹ lương chính là điều luật tài chính dành cho Premier League.
Hiện tại ý tưởng này đã được bàn bạc giữa các chủ tịch CLB bóng đá ở mỗi khu vực, và họ sẽ có cuộc đại hội vào ngày 7/9 tới. Phía Man City không đồng tình với ý tưởng này (tất nhiên), nhưng Chelsea và Man Utd thì lại ủng hộ. 2 CLB này đều đã chấp nhận điều luật Công bằng Tài chính của UEFA, do đó họ coi giải pháp quỹ lương chính là điều luật tài chính dành cho Premier League.
Nhân nói tới chuyện lương bổng, có lẽ đây cũng là cách mà V-League nên áp dụng. V-League là giải đấu mà số tiền thưởng cho nhà vô địch chỉ như muối bỏ biển so với số tiền mà đội vô địch đã đầu tư (và điều tương tự xảy ra ở hầu hết mọi đội bóng khác), do đó mới có chuyện cầu thủ ở V-League (giải đấu vùng trũng) có mức lương còn cao hơn cả nhiều cầu thủ ở giải nhà nghề Mỹ (MLS – giải đấu được phát sóng quốc tế).
Nhân nói tới chuyện lương bổng, có lẽ đây cũng là cách mà V-League nên áp dụng. V-League là giải đấu mà số tiền thưởng cho nhà vô địch chỉ như muối bỏ biển so với số tiền mà đội vô địch đã đầu tư (và điều tương tự xảy ra ở hầu hết mọi đội bóng khác), do đó mới có chuyện cầu thủ ở V-League (giải đấu vùng trũng) có mức lương còn cao hơn cả nhiều cầu thủ ở giải nhà nghề Mỹ (MLS – giải đấu được phát sóng quốc tế).
Trần Long