Biển Đông: Cựu Ngoại trưởng Thái Lan lập trung tâm hòa giải tranh chấp

25/08/2012 19:19
Bảo Thành (Nguồn The Nation)
(GDVN) - Nếu tranh chấp Biển Đông không được quan tâm xử lý giải quyết một cách hòa bình thông qua thương lượng thì rất có thể nó sẽ không đảm bảo thành công cho quá trình hội nhập đầy đủ của toàn khối Asean.

Có thể bạn quan tâm

> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn

> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

> Mục mới: Nóng trên mạng

Tiến trình hội nhập ASEAN

Thuật ngữ “kết nối ASEAN” đã trở nên thông dụng ở khu vực khi 10 thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Hợp tác và phát triển luôn là một trong những mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Ngoại trưởng Indonesia và Ngoại trưởng Lào tranh thủ trao đổi ý kiến bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7 vừa qua tại Phnom Penh - Campuchia
Hợp tác và phát triển luôn là một trong những mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Ngoại trưởng Indonesia và Ngoại trưởng Lào tranh thủ trao đổi ý kiến bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7 vừa qua tại Phnom Penh - Campuchia

Kết nối vật lý được xem như là một động lực chính thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN với không chỉ 600 triệu người tiêu dùng của 10 nước thành viên mà còn có thêm khách hàng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Về kết nối đường bộ và đường cao tốc ở ASEAN, Thái Lan là một trường hợp điển hình cho thấy các quốc gia trong khu vực được hưởng lợi như thế nào nhờ tích hợp các hành lang kinh tế theo trục bắc-nam và đông-tây.

Gần đây nhất, Ấn Độ đã cấp một khoản vay 500 triệu đô la Mỹ cho Myanmar, một phần trong đó sẽ được sử dụng để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường và đường cao tốc ở Myanmar kết nối với các tuyến đường hiện có ở Ấn Độ và Thái Lan. Sau khi hoàn thành, con đường cao tốc đi qua ba quốc gia này sẽ có chiều dài khoảng 3.200 km, chạy từ Ấn Độ qua Myanmar và Thái Lan, sau đó sẽ tiếp tục vươn tới khu vực đông bắc Thái Lan vào Lào và Việt Nam.

Tuyến đường này sẽ tạo ra một hành lang kinh tế Đông-Tây, kết nối trực tiếp ít nhất năm quốc gia từ Ấn Độ Dương sang Biển Đông.

Hành lang kinh tế Đông Tây
Hành lang kinh tế Đông Tây

Một hành lang kinh tế lớn khác là con đường  bắc - nam nối miền nam Trung Quốc với Myanmar, Lào và Thái Lan, và đang tiếp tục vươn tới Malaysia và Singapore.

Tuy nhiên, quá trình hợp tác kinh tế xuyên biên giới được thúc đẩy nhờ những tuyến đường cao tốc đang được xây dựng hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Asean đang bị cản trở bởi những xung đột trên Biển Đông.

Hiện nay có sáu quốc gia liên quan đến xung đột trên Biển Đông với những tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và đảo nhỏ khác nhau gồm có Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei. Tại vùng biển Hoa Đông ở phía bắc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và rạn san hô khác.

Tranh chấp Biển Đông cản trở tiến trình hội nhập ASEAN, cựu Ngoại trưởng Thái Lan đưa giải pháp

Thái Lan không tham gia vào các tranh chấp này, và năm sau nước này sẽ đóng vai trò là điều phối viên giữa ASEAN và Trung Quốc trong ba năm tới. Vai trò này đặt cho Thái Lan một trọng trách là chiếc "cầu nối" giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo Trung Quốc.

Cựu Ngoại trưởng Thái Lan, Tiến sĩ Surakiart Sathirathai
Cựu Ngoại trưởng Thái Lan, Tiến sĩ Surakiart Sathirathai

Nếu vấn đề này không được quan tâm xử lý giải quyết một cách hòa bình thông qua thương lượng thì rất có thể nó sẽ không đảm bảo thành công cho quá trình hội nhập đầy đủ của toàn khối ASEAN. Trong bối cảnh đó, cựu Ngoại trưởng Thái Lan, Tiến sĩ Surakiart Sathirathai đang nỗ lực thiết lập một tổ chức hòa bình và hòa giải châu Á có trụ sở tại Bangkok.

Theo quan điểm của ông, Bangkok là một địa điểm phù hợp, điều đó được chứng minh qua các cuộc đàm phán quốc tế trước đây để giải quyết các xung đột ở nhiều khu vực khác của châu Á, chẳng hạn như giữa lực lượng Những Con Hổ Giải phóng Tamil và chính phủ Sri Lanka.

Đầu tháng tới, vị cựu Ngoại trưởng này sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế chuẩn bị thành lập tổ chức đó, với khách mời là nhiều nhân vật nổi tiếng trong các vấn đề chính quyền và quan hệ quốc tế.

Hy vọng rằng sáng kiến này sẽ tạo ra được một cơ chế lâu dài có thể giúp Ban Thư ký ASEAN và Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực. Sáng kiến này còn có thể hữu ích đối với các chuyên gia quốc tế trong vấn đề giúp Thái Lan giải quyết xung đột chính trị và chia rẽ xã hội trong nước, vốn đã gây ra nhiều bất ổn cho quốc gia này trong thập kỷ qua.


Bảo Thành (Nguồn The Nation)