Những lệnh cấm "lạ" ở trường học

25/08/2012 11:24
Ngay ở những đất nước có nền giáo dục phát triển nhất cũng có những lệnh cấm "lạ".
1. Bạn thân
Tại một số trường tiểu học ở Anh, giáo viên đã ngăn chặn bọn trẻ kết bạn thân để bảo vệ cảm xúc của những đứa trẻ khác.

2. Sữa

Sữa luôn là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn trưa tại trường, tuy nhiên một nhóm các bác sĩ và những người thuần chay ở Mỹ đang nỗ lực để loại chúng ra khỏi thực đơn vì cho rằng chúng có quá nhiều đường, quá nhiều chất béo và protein từ động vật- mà theo họ là có hại cho hệ xương nhiều hơn là có lợi.


3. Khủng long

Tất nhiên nó không phải là con khủng long thật mà chỉ ở phương diện từ ngữ. Một số trường đã cấm tiệt việc học sinh thêm từ này vào cạnh những từ khác như “đói nghèo, “tiệc sinh nhật”, “lễ Halloween”, “nhảy nhót”…vì nó thể hiện một cảm xúc khó chịu trong học sinh.

4. Giày Ugg

Do kích cỡ khá rộng của những đôi giày này mà một số trường đã cấm mang chúng vào lớp học vì lo ngại học sinh có thể cất giữ đồ trái phép trong đó, ví dụ như điện thoại.

5. Ván trượt

Lí lẽ của những ngôi trường cấm dụng cụ thể thao này là vì chúng hay gắn liền với các băng đảng.

6. Quần jean ôm

Cũng giống như quần tập yoga, những chiếc quần jean ôm cũng bị đưa vào danh sách đen ở một số trường vì chúng có thể gây nên sự ‘xáo trộn tâm lí” ở người khác giới.

7. Chiến thắng

Nghe có vẻ khôi hài nhưng đó là cách mà một số trường đã áp dụng nhằm bảo vệ học sinh tránh khỏi những tổn thương về thể chất và tinh thần khi chúng tham gia các trò chơi thi đấu ở trường hay vào giờ giải lao.

8. Những quả bóng

Một ngôi trường ở Toronto đã dán thông báo cấm loại trò chơi này vào năm rồi sau khi một bậc phụ huynh đã bị ném bóng trúng vào người.


9. Giáng sinh

Ngày nay lễ Giáng sinh đã được đón chào ở khắp nơi trên thế giới và nó không còn là lễ hội riêng của người Thiên chúa giáo. Tuy nhiên một số trường học đã cấm hẳn những thứ liên quan tới ông già Noel cũng như những bài hát mừng Giáng sinh.
Trước thực trạng học sinh nói tục, chửi bậy tràn lan, nhiều người cho rằng, lâu nay khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu  học văn” đã bị lãng quên?