TS Khải: "Thiếu tỷ lệ phần trăm các chất là mối nguy lớn nhất của Vim"

31/08/2012 07:18
Thành Chung - Hải Sơn
(GDVN) - "Dù đề tên các thành phần có trong sản phẩm nhưng tỷ lệ của các chất này chiếm bao nhiêu phần trăm trong đó thì lại không hề có. Bên ngoài có thể họ ghi Vim là chất tẩy rửa đậm đặc nhưng đậm đặc là thế nào thì cũng không ai biết, không ai hiểu cả... Đây là sự làm ăn thiếu tính nghiêm chỉnh, sai hoàn toàn của công ty này" TS Khải nhấn mạnh.
Xung quanh đoạn clip quảng cáo của nhãn hàng nước tẩy rửa bồn cầu Vim với hình ảnh đang được nhiều người cho rằng khá phản cảm. Để chứng minh cho chất lượng tẩy rửa của Vim, nhà quảng cáo đã cho nhân vật chính quẹt tay xuống bồn cầu vì…không còn phải lo đến vi khuẩn xâm hại? Hình ảnh trên bị dư luận “để ý” bởi nó gây cho người xem thấy “ghê ghê” vì quảng cáo này thường phát vào đúng những lúc bữa cơm đang ngon lành, đó là buổi trưa và buổi tối.Sai lầm nghiêm trọng của Vim là thiếu tỷ lệ phần trăm thành phần Tiếp tục trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vào chiều tối ngày 30/8, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, về nguyên tắc, tất cả mọi mùi thơm, không thơm đều có hại cho cơ thể.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải

"Về nguyên tắc phổi của chúng ta chỉ cần có oxi (O2), với người bình thường thì cần khoảng 19 - 20%, còn khi người ốm, yếu, thở ít thì lượng oxi sẽ phải cần cao hơn.
Các khí trơ như nitơ, heli... đi vào đều không có tác dụng gì cả hay nói cách khác là đi vào lại đi ra, còn các chất khác như mùi thơm, sú khí, thối, mùi axit, bazơ, kim loại nặng... đều gây ảnh hưởng đến cơ thể. Độc hại ít hay nhiều còn do nồng độ cũng như thời gian mà con người phải ngửi chúng. Có những chất độc hại ít nhưng do thời gian con người phải ngửi quá lâu thì cũng gây hại" Sau khi xem các chất có trong thành phần được ghi bên ngoài vỏ bao bì của dung dịch tẩy rửa bồn cầu Vim như: Sodium Hypochlorite, Lauric Acid, Sodium Hydroxide, Amine Oxide..., TS Khải nhấn mạnh, đa phần chúng là các chất axit, có tác dụng khử trùng và đều gây độc hại với cơ thể của con người. Tuy nhiên, theo TS Khải, một sai lầm nghiêm trọng của chất tẩy rửa Vim ở đây cần phải được nhấn mạnh, đó là việc không công bố tỷ lệ thành phần của các chất bên trong ở ngoài bao bì sản phẩm. "Đứng về mặt lý học và hóa học, một điều cũng thấy rõ ràng ở đây, dù đề tên các thành phần có trong sản phẩm nhưng tỷ lệ của các chất này chiếm bao nhiêu phần trăm trong đó thì lại không hề có. Bên ngoài có thể họ ghi Vim là chất tẩy rửa đậm đặc nhưng đậm đặc là thế nào thì cũng không ai biết, không ai hiểu cả. Có thể hiểu đậm đặc là ít nước nhưng tỷ lệ nước là bao nhiêu, tỷ lệ các chất khác là bao nhiêu đều không có...

Độc giả phát hiện ra những quảng cáo nào phản cảm, những sảm phẩm kém chất lượng thuộc nhãn hàng của Unilever xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Điều đó cho thấy, đây là sự làm ăn thiếu tính nghiêm chỉnh, sai hoàn toàn của công ty này", TS Khải cho hay. Từ sự thiếu tỷ lệ thành phần các chất trong sản phẩm Vim này, theo TS Khải ngoài sự mập mờ, không rõ ràng thì nó còn gây ra nhiều mối nguy "Mối nguy trước tiên là về độc hại đối với cơ thể con người thì cũng cơ bản là rõ rồi nhưng độc thế nào, độc đến đâu thì do thiếu tỷ lệ phần trăm các thành phần nên ta chưa thể biết, xác định được. Còn mối nguy thứ hai là từ sự thiếu tỷ lệ các thành phần này chính sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở làm giả, nhái sản phẩm tha hồ lộng hành. Hay nói cách khác, những đối tượng làm giả có thể từ một chai thật pha ra nhiều chai giả khác với các nồng độ, tỷ lệ khác nhau mà ta khó có thể bắt bẻ được vì chai thật đâu có ghi những cái này", TS Khải phân tích.
Dù có thành phần nhưng tỷ lệ phần trăm các chất này là bao nhiêu trong sản phẩm nước tẩy rửa Vim lại không hề có.
Dù có thành phần nhưng tỷ lệ phần trăm các chất này là bao nhiêu trong sản phẩm nước tẩy rửa Vim lại không hề có.

Rất nhiều cách khử khuẩn Từ quá trính nghiên cứu của mình, TS Khải cũng cho biết, có rất nhiều cách để khử khuẩn trong nhà vệ sinh, bồn cầu. "Cách đơn giản nhất có thể làm là đốt than tổ ong để một tiếng trong nhà vệ sinh là có thể hết khuẩn. Nhưng với cách này tuy đơn giản nhưng nhà vệ sinh phải thông thoáng, có nhiều cửa, có nắng, gió và phải dành một thời gian nhất định để xua hết khói than đi nhanh thì mới làm được", TS Khải nói. Theo TS Khải, việc đảm bảo vệ sinh, không có mùi trong nhà vệ sinh là rất quan trọng, vì thế để thiết kế nhà vệ sinh cần phải đảm bảo: "Trước hết tất cả tường nền phải lát đá men trắng. Thứ hai là phải có cửa sổ rộng, thoáng, để gió và ánh nắng vào. Ánh sáng đặc biệt trong đó, ánh sáng trắng, càng lạnh, nhiệt độ màu càng cao càng tốt, vì trong ánh sáng có chùm tia màu tím có khả năng diệt khuẩn. Thứ ba là phải có nước chảy thường xuyên, rất nhỏ thôi. Làm được các điều này sẽ đảm bảo cho nhà vệ sinh không hề có mùi, vệ sinh", TS Khải chia sẻ.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Thành Chung - Hải Sơn